Bố
tôi qua đời khi mẹ đang mang thai tôi tháng thứ bẩy. 3
người con trước của mẹ đều là con gái. Mẹ và cả gia đình bên họ nội và họ ngoại đều mong tôi là
con trai. Để sau này khi mẹ tôi già tôi sẽ chăm sóc mẹ. Vì tư tưởng coi trọng
con trai ở vùng quê của tôi ngày đó còn rất nặng nề. Khi
sinh tôi ra là con gái, mẹ và cả hai họ đều rất thất vọng. Có người khuyên mẹ
cho tôi đi làm con nuôi của người khác. Các chị tôi thì nhờ họ hàng trông giúp.
Để mẹ đỡ vất vả về chuyện con cái. Rồi sẽ đi lấy chồng mới để có chỗ dựa khi về
già. Khi ấy mẹ tôi mới 29 tuổi, mẹ tôi là một giáo viên. Nhưng mẹ thương các con,
mẹ không đành lòng đem cho tôi đi. Thế là mẹ hạ quyết tâm sẽ nuôi dạy chị em
tôi thật tốt. Cũng may, mẹ được tiếp thu một nền giáo dục mới, coi trọng sự
bình đẳng nam nữ. Vì thế, mẹ đã một mình làm việc nuôi dạy 4 chị em tôi khôn
lớn, trưởng thành.
Mẹ vẫn luôn đặt rất nhiều sự kỳ vọng vào tôi. Mà từ khi tôi được sinh ra, tôi
đã có những biểu hiện rất tốt. Càng lớn, tôi càng thông minh, nhanh nhẹn vượt
trội hơn cả chị gái tôi. Khi ấy chị đã hơn tôi 2 tuổi. Bao nhiêu cách thức giáo
dục hay, mẹ đều rất cố gắng đào tạo tôi và các chị. Vì mẹ làm nghề giáo viên,
nên mẹ cũng có nhiều điều kiện sưu tầm những cách giáo dục hay. Các chị tôi đều
có mong ước trở thành giáo viên. Vì thế, tôi trở thành cô trò nhỏ đầu tiên của
họ. Từ trước khi đến tuổi đi học, tôi đã được giáo dục rất nhiều.
Một mặt, dù sao đi chăng nữa thì tôi cũng chỉ là một đứa trẻ mồ côi nghèo.
Dù mẹ tôi có yêu thương chị em tôi nhiều đến như thế nào. Thì buổi sáng mẹ phải
đi buôn bán ở chợ, buổi chiều mẹ đi làm giáo viên ở trường học, buổi tối mẹ
phải chấm bài cho học sinh và soạn giáo án cho buổi lên lớp của ngày mai. Mẹ
không thể có nhiều thời gian dành cho chị em tôi. Mẹ đành quản lý chị em tôi từ
xa bằng cách giao việc và kiểm tra kết quả. Vì thế, chị em tôi thực tế thì
không được coi trọng trong đại gia đình và cả trong xã hội. Bù lại, chị em tôi
luôn cố gắng quyết tâm học giỏi để sau này có một cuộc sống thành đạt và hạnh
phúc. Vì phải tham gia phụ giúp cho gia đình từ khi còn rất nhỏ, lại phải tự tư
duy rất nhiều trong cuộc sống, nên trong tôi đã sớm hình thành một bản lĩnh,
nghị lực, trí tuệ hơn hẳn những người bạn cùng trang lứa. Tôi thông minh, tài
giỏi, và có một hệ tư duy, sự nhận thức rất tốt. Sự tự học và lượng sách vở,
kiến thức tôi thu thập được vượt gấp đôi số tuổi của tôi. Thầy cô giáo và bạn
bè gọi tôi là một thiên tài. Khi mới 12, 13 tuổi tôi đã làm được rất nhiều việc
mà ngay cả người trưởng thành cũng không thể làm được. Nhưng tôi không bao giờ
nghĩ mình là một thiên tài. Tôi chỉ nghĩ mình
có sự cố gắng vượt trội hơn hẳn các bạn cùng trang lứa thôi. Ngay cả khi tôi
học ở đại học. Nhiều vị giảng viên đại học cũng đã phải thốt lên trước lớp là
họ chưa từng có một học sinh nào xuất sắc như tôi. Rằng tôi là một kiệt tác của
một nền giáo dục trước đó.
Dù là một thiên tài trong trường học. Nhưng khi bước vào xã hội tôi cũng phải kiếm sống rất khó khăn.
Vì tôi đã quá quen với cuộc sống trong trường học. Ở trong xã hội có rất nhiều
người tài giỏi hơn tôi. Thước đo cho sự tài giỏi trong xã hội không phải là sự
thông minh, kiến thức uyên bác mà là khả năng kiếm tiền, khả năng biến những
người khác phải phục vụ lợi ích cho mình. Phải mất vài năm tôi mới tự mở
được một cơ sở kinh doanh riêng. Tôi lại tự quyết định mọi thứ trong cuộc sống
của mình. Vì đó mới là bản chất thật sự của con
người tôi. Giờ thì mọi người lại gọi tôi là một thiên tài! Không phải là một người
tài giỏi làm sao được, khi
một cô gái bé nhỏ, yếu ớt như tôi lại làm kinh doanh lớn như vậy.
Tác
giả: Phạm Thị Hợi
Đọc thêm các bài viết
No comments:
Post a Comment