Cây khoai lang là loại cây lương thực
truyền thống của người Việt Nam
từ ngàn xưa. Thời ngày xưa, năng suất lúa không tốt như bây giờ. Thường thì
người ta trồng một vụ lúa, một vụ khoai. Năng suất khoai thường cao hơn lúa.
Giá thành của khoai lang lại thấp hơn lúa gạo. Vì thế nhiều gia đình nghèo đã
ăn khoai thay cơm, hoặc cơm trộn khoai.
Ngày
nay nền kinh tế đã phát triển. Khoai lang không còn là món ăn thay cơm nữa.
Người ta coi khoai lang là một món ăn chơi, một loại quà quê dân dã bình dị. Các
nghiên cứu khoa học cho thấy, trong củ khoai lang có rất nhiều chất dinh dưỡng
và vitamin có lợi cho sức khỏe của con người. Đặc biệt có một số chất còn cao
hơn rất nhiều gạo. Khoai lang có tính mát, có tác dụng giải độc, thanh nhiệt và
nhuận tràng. Người xưa thường gọi khoai lang là sâm lang. Bởi vì ngoài là một
nguồn thực phẩm, khoai lang sống còn dùng để chữa cho người bị say nắng, khoai
lang chín còn dùng cho người bị táo món. Ngay cả thân cây khoai lang cũng là
một món rau đặc sản trong các nhà hàng ngày nay. Cây khoai lang có sức sống rất
mạnh mẽ. Chỉ một đoạn thân, một cái ngọn, một mẩu nhỏ củ cũng có thể trở thành
một cây khoai lang. Theo truyền thống, cây khoai lang thường được trồng trê
ruộng. Nhưng cách làm này thường có năng suất không cao. Bởi vì nhu cầu nước và
chất dinh dưỡng của cây khoai lang rất lớn. Trong môi trường nhiều dinh dưỡng
thì củ khoai lang to, tán cây phát triển mạnh. Trong môi trường ít dinh dưỡng cây
còi cọc, củ bé, có khi chỉ là đoạn thân to, tục gọi là khoai giun! Vì thế, để
có năng suất củ to, bạn hãy trồng khoai lang bằng phương pháp thủy canh để có
năng suất củ tăng gấp đôi. Bạn cũng có thể tạo giàn cho khoai lang leo trên ban
công nhà phố, vừa tạo không gian xanh mát, lại vừa có rau và củ để ăn. Cách trồng khoai lang để có năng suất củ cao hơn gấp đôi như sau. Đầu tiên bạn cắt khoảng
nửa củ khoai lang dài khoảng 7 đến 10 cm. Sau đó xiên que tre nhỏ vào đoạn giữa
theo chiều ngang của củ khoai lang đó. Tiếp theo để chúng vào một cốc nước sao
cho một nửa củ ở dưới ngập trong nước. Khoảng cách giữa mặt cắt của củ đến đáy
cốc rộng khoảng 3 đến 5 cm để rễ củ mọc ra thoải mái. Sau một thời gian, ở phần
không ngập nước của củ khoai lang sẽ mọc ra những cái mầm cây. Phần thân củ bị
ngâm dưới nước thì mọc ra những cái rễ. Khi cây phát triển ổn định, bộ rễ cây
phát triển khỏe mạnh, chúng ta nhấc nó ra rồi đặt nhẹ nhàng nó vào một dung
dịch thủy canh đã chuẩn bị sẵn. Cây khoai lang sẽ phát triển rất nhanh sau đó.
Chúng ta có thể cho chúng leo lên giàn và nhớ đỡ cho chùm củ khoai lang vì
chúng khi to sẽ rất nặng. Với cách trồng này, bạn không phải vất vả, mà năng
suất thu hoạch được lại rất cao, thành phẩm cũng rất đẹp! Xin chúc các bạn
thành công với cách trồng khoai lang này!
Tác giả: Phạm Thị Hợi
Đọc thêm các bài viết
<< Thời tiết
<< Cuộc đời
<< Nước mắm
No comments:
Post a Comment