2014-10-21

Những Điều Lưu Ý Khi Góp Ý Với Người Khác


                 Trong một doanh nghiệp tư nhân, giám đốc là nhà lãnh đạo tối cao. Ý giám đốc là ý chúa. Mỗi một quyết sách giám đốc đưa ra mọi người sẽ phải răm rắp làm theo. Một nhân viên làm giám đốc phật ý, mất lòng có thể ngay lập tức bị mất việc. Một sai lầm trong công việc có thể ngay ngày hôm sau không cần đến công ty nữa. Nhân viên đa phần chẳng ai dại gì mà “ vuốt râu hổ”. Thông thường họ cứ thuận theo ý giám đốc mà làm.
                   Tuy vậy, đôi khi quyết sách của giám đốc là chưa chính đáng. Nhân viên vẫn lên đưa ra ý kiến của mình cho giám đốc. Vì ý kiến của nhân viên là có lợi cho công ty. Tuy giám đốc chẳng thích thú gì với những ý kiến trái chiều với quyết định của mình. Nhưng một vị giám đốc thông minh sẽ tiếp nhận các ý kiến đóng góp mang tính xây dựng hiệu quả.
    
               
.                 Muốn được giám đốc tin tưởng, nghe theo. Nhân viên đó nhất thiết cần có sự chân thành và uy tín với nhà lãnh đạo. Khi là nhân viên, nói gì thì nói, làm gì thì làm, người nhân viên ngoài cái tài trong công việc, cần có thêm cái tâm với nhà lãnh đạo     
                  Góp ý với mục đích xây dựng là điều đáng quý. Nhưng bản thân mình đang là nhân viên. Đang đi làm thuê cho giám đốc. Giám đốc là người quyết định ta có ở lại làm việc hay không. Ta đang ở thế yếu. Lời góp ý dù có chân thành, đúng đắn đến đâu, ta cũng cần hết sức thận trọng. Nói năng ôn tồn, khéo léo. Tuyệt đối không vỗ ngực ta đây tài giỏi làm giám đốc bị xấu hổ, bẽ mặt, tự ái, mất uy tín. Nếu ta làm như thế là tụ làm hại bản thân.


                                                         Tác giả: Phạm Thị Hợi

Xem thêm các bài viết


No comments:

Post a Comment