2016-03-30

Cách ứng xử với người cấp trên của mình

    Trong cuộc sống có rất nhiều ở vị trí trên chúng ta. Khi ở trong gia đình, thì đó chính là bố mẹ, ông bà của chúng ta. Khi ra ngoài xã hội, thì đó có thể là những người giàu có và có địa vị trong xã hội. Khi đến nơi làm việc, thì đó có thể là cấp trên trược tiếp của chúng ta, hay người chủ sở hữu nơi chúng ta làm việc. Vậy chúng ta ứng xử như thế nào với người cấp trên của mình để có thể sống thoải mái, mà lại được họ tin tưởng, yêu thương?


         Để làm được điều đó, chúng ta cần cư xử với cấp trên của mình với thái độ chân thành, thật thà. Sự chân thành ở bất cứ người nào cũng được quý và tôn trọng. Dù người đó là người có địa vị xã hội, hay không có địa vị xã hội, là người giàu, hay người nghèo, người cấp trên hay cấp dưới. Ai có lòng chân thành, làm việc gì cũng rất dễ thành công. Vì thế, khi một người cấp dưới có lòng chân thành, thật thà sẽ rất dễ được lòng yêu mến của người cấp trên.
         Vì tâm lý của người cấp trên luôn muốn những người khác tôn trọng mình tuyệt đối.  Nếu nói dối, và lừa gạt thể hiện sự coi thường, khinh bỉ người bị nói dối, lừa gạt. Thì sự chân thành, thận thà lại thể hiện lòng tôn trọng và yêu mến họ tuyệt đối. Một người chân thành, thật thà là biểu hiện sinh động về sự tôn trọng người khác , và cũng được  những người khác tôn trọng. Khi ứng xử với cấp trên, chúng ta không lên màu mè, giả dối, hay khoa chương. Hãy giữ sự chân thành, mộc mạc, đôn hậu. Một người như thế chắc chắn sẽ nhận được lòng tin yêu cuả cấp trên.
       Từ xưa đến nay, sự giản dị, đơn sơ, giữ nguyên được vẻ tự nhiên vốn có của mình vẫn luôn được người đời yêu mến. Vì thế, khi chúng ta vẫn giữ cái cơ bản, cái gốc gác tự nhiên của mình, không chải chuốt, câu lệ, câu nói bóng bảy theo lối xã giao thông thường thì sẽ được người cấp trên đánh giá là chúng ta chân thành, chân thật. Vì thế, họ sẽ coi trọng và đánh giá cao chúng ta.
      Trong tất cả các mối quan hệ ở xã hội, tốt nhất chúng ta hãy giữ lối ứng xử chân thành, mộc mạc và đôn hậu. Không nên cư xử một cách xã giao, giả tạo để làm gì để tự biến bản thân trở thành một người không chân thành, lệch lạc và sai khác với chính mình.
                                                          Tác giả: Phạm Thị Hợi
Xem thêm các bài viết

<< Người Điềm Tĩnh Là Người Có Tư Chất Cao Nhất!

<< Học Cái Gì Để Thành Công?

<< Phong Tục, Tập Quán

<< Cây Trứng Cá




No comments:

Post a Comment