Một
số nền giáo dục hiện đại tiên tiến như nước Pháp. Họ đào tạo dựa trên nhu cầu của sinh viên. Con một chủ tịch
tập đoàn thì đương nhiên người đó có nhu cầu học về quản lý và lãnh đạo. Thế là
họ chỉ việc đăng ký vào một trường đại học với đúng chuyên nghành mong muốn để
học. Tuy nhiên, học phí sẽ rất cao! Cách đào tạo này rất hay. Nó không làm
lãng phí kinh phí đầu tư của nhà nước cho nền giáo dục quốc gia. Trái lại, giáo
dục còn là một nguồn thu đáng kể cho ngân sách nhà nước. Trong khi người có nhu
cầu học thật sự thì vẫn được đi học. Kiến thức mà họ thu lượm được ở trường
chắc chắn sẽ được thực hành trong thực tế. Làm như thế không hề có sự lãng phí
chất xám.
Những người nghèo muốn đi học cao để có thêm cơ hội thay
đổi cuộc sống của mình. Họ có thể dễ dàng tiếp
cận với các khoản vay của quỹ tín dụng. Nhưng thực tế, tỷ lệ những người nghèo
đi học cao, sau khi ra trường xin được việc làm đúng chuyên nghành là khá ít.
Đó là một sự lãng phí không hề nhỏ cho thời gian và tiền bạc của cả người học lẫn người dạy.
Nhưng lạ thay, rất nhiều quốc gia trên thế giới thi tuyển sinh bậc đại học dựa
trên tài năng của sinh viên. Và theo một số liệu
thống kê mới nhất, cứ 100 tiến sĩ tốt nghiệp tại Anh Quốc thì chỉ có 3 người
xin được việc đúng chuyên nghành đào tạo. Và có 1 người được phong hàm giáo sư.
Số còn lại họ đều làm trái nghành. Vậy là có một sự lãng phí chất xám của người
dạy và người học rất lớn ở đây. Liệu các quốc gia trên thế giới có nên học tập cách tuyển sinh nền giáo dục ở Pháp?
Tác giả: Phạm Thị Hợi
Đọc thêm các bài viết
No comments:
Post a Comment