2014-07-24

Bà tôi, người Vợ Việt Nam anh Hùng


Bà ngoại tôi, mười tám tuổi, trốn gia đình đi theo kháng chiến. Rồi bà gặp và yêu ông ngoại trong những ngày tham gia hoạt động cách mạng. Hai người kết hôn và sinh ra mẹ, cậu và hai dì của tôi. Ông ngoại được ưu tiên ở lại hậu phương vì anh trai của ông đã hi sinh khi làm biệt động trong Sài Gòn. Nhà lại rất leo người. Nhưng nghe tiếng bom rơi, đạn nổ. Lòng bà tôi lại rạo rực không yên. Bà động viên ông một lần nữa tòng quân đánh giặc. Việc ở hậu phương, một mình bà gánh vác lo liệu. Được sự động viên của vợ. Ông ngoại tôi hăng hái sung phong lên đường nhập ngũ. Bức di ảnh của ông ngày nhập ngũ tại sân kho hợp tác xã, dì út mới được mấy tháng tuổi còn đang bế hãm trên tay. Dì Hương thì còn đầu để chỏm. Mẹ và cậu thì khá hơn nhưng gầy đen và qoắt queo. Năm ấy mẹ tôi mười một  tuổi. Bà tôi ba mốt tuổi.

Cuộc chia tay bịn rịn nơi làng quê thời chiến với bao nước mắt, lỗi lo và lời hứa hẹn ngày chiến thắng sẽ trở về đoàn tụ. Có ai ngờ đấy cũng là lần cuối cùng ông ngoại được nhìn thấy gia đình mình.Trong một lần tiểu đội của ông đi đặt bom phá hủy máy bay của địch. Gần như cả tiểu đội đều hi sinh anh dũng . Người duy nhất trong đội của ông trở về làng kể rằng. Khi có lệnh rút lui vì quân ta phát hiện ra là tin tình báo giả. Ông ấy ở phía xa nhất khu vực quân ta đang  phá hàng rào bảo vệ sân bay, xâm nhập sân bay để đặt bom mà bị hơi bom của giặc phát nổ hất ra rất xa mấy ngày sau mới tỉnh. Những người khác đã hi sinh hết, không thể tìm thấy thi thể. Nhưng chính vì không tìm được thi thể của ông mà bà tôi luôn khắc khoải chờ mong và hi vọng một ngày ông trở về….

Từ ngày tiễn ông ra mặt trận, bà ở nhà một mình lao động trên đồng ruộng, buổi nông nhàn thì đi gánh than thuê, đi mót khoai, đi cắt cỏ thuê cho những gia đình nuôi trâu bò để có tiền lo cho bốn đứa con còn nhỏ dại và chăm sóc thuốc thang cho bố mẹ chồng. Thấy việc làm thuê quần quật từ sáng sớm đến tối khuya mà gia cảnh cũng chẳng khấm khá gì. Sức lực con người có hạn. Bà cũng muốn cho con cái được ăn học đàng hoàng. Sợ ngày về ông lại trách bà, vì bà đã động viên ông đi tham gia chiến đấu ngoài mặt trận để cho các con của ông phải khổ. Thế là ngày đi làm thuê làm mướn, tối bà đi học lớp y sĩ buổi tối. Rồi cuối cùng bà cũng trở thành trạm trưởng trạm y tế xã. Mẹ, cậu, hai dì của tôi vì là con liệt sĩ nên được ưu tiên đi học. Các con của bà  và ông cuối cùng cũng  trở thành giáo viên, kỹ sư xây dựng, cử nhân kinh tế, bác sĩ.  Đã gây vợ, gả chồng, sinh ra cháu nội, cháu ngoại cho cả dòng họ. Còn bà tôi thì ngày càng già đi. Mái tóc bà bạc trắng như cước. Nhưng nụ cười của bà luôn hiền hậu. Mắt bà luôn lấp lánh những tia hi vọng. Bà tôi đã nghỉ hưu lâu rồi.
Hàng ngày bà vẫn vấn khăn cẩn thận, ăn mặc đẹp đẽ theo kiểu của người phụ nữ xưa. Áo cánh, quần đen! Mỗi buổi sáng bà thường hi vọng hôm nay ông sẽ bất ngờ trở về. Nghĩ vậy nên bà luôn hạnnh phúc và khấp khởi đón một ngày mới. Bà hay bắt tôi dọn dẹp sạch sẽ nhà cửa mỗi sáng. Rồi bà đi chợ bán hàng lặt vặt. Buổi chiều bà thường hơi buồn mắt thi thoảng lại nhìn ra đầu ngõ. Đôi khi tôi thấy bà lẩm bẩm trong buồn bã: hôm nay ông lại không về. Tối ấy thế nào bà cũng bị đau dạ dày.
Bà tôi nhớ ông tôi nhiều lắm. Ai mà nhắc đến tên ông là bà tôi lại rất buồn. Tôi nhớ có lần cùng bà xem một bộ phim về đề tài chiến tranh. Có bà mẹ khóc người con là liệt sĩ trùng với tên của ông. Thế là mấy ngày hôm sau bà tôi ốm liệt giường không ăn uống được gì. Bất đắc dĩ tôi phải nói với bà: Bà cứ thế này, nhỡ mai ông trở về. Ông sẽ không vui đâu ạ! Bà tôi ngồi bật ngay dậy, lại vấn khăn, lại chải chuốt, lại khấp khởi hi vọng. Tội nghiệp bà tôi quá!
Các cụ tôi, cũng là bố mẹ của ông ngoại lần lượt qua đời. Một mình bà tôi lại oằn lưng gánh vác việc ma chay, dỗ tết. Bà chỉ thương ông vì không được gặp mặt bố mẹ trong lúc lâm trung. Trong lòng bà luôn nghĩ, ông chưa chết. Cái giấy báo tử và bằng tổ quốc ghi công treo trang trọng nơi bức tường kia là một sự nhầm lẫn. Hàng ngày bà vẫn tràn đầy hi vọng khi và lắng nghe tin tức của tổ, của đội và của xã. Bà hi vọng sẽ có tin của ông. Bà mừng vui khi gia đình ai đó tìm được hài cốt liệt sĩ. Và lòng bà lại tràn đầy hi vọng!
Rồi bà tôi cũng thôi không hi vọng ông ngoại tôi trở về nữa. Bà chỉ mong tìm được di cốt của ông. Để được an táng cùng với ông khi đi về với tổ tiên. Đấy là lúc bà tôi phải chiến đấu với căn bệnh ung thư dạ dày giai đoạn cuối.  
Và bà ngoại tôi cũng ra đi như một sự giải thoát. Đã hơn bốn mươi năm bà đằng đẵng đợi ngày ông trở về mà không thấy. Thế là ở vào cái tuổi thất thập cổ lai hi, bà đi tìm ông nơi chín suối. Tôi khóc thương bà vô tận, tôi cũng thấy mừng cho bà. Vì biết đâu có sự tồn tại của thế giới những người đã khuất. Và bà tôi sẽ được đoàn tụ cùng ông ngoại. Chỉ tiếc các cháu nội ngoại của bà đã đỗ hết đại học, nhưng chưa đi làm để có tiền phụng dưỡng bà lúc ốm đau cuối đời. Giờ các cháu bà đã làm việc ở bộ này sở kia. Đã có ô tô lớn, ô tô nhỏ. Đã đi du học nơi trời âu lộng gió. Ngày 27/7 này lại cùng hướng về bà, hướng về ông. Ông đi ra đi một vì tổ quốc thì đã yên một một lẽ. Còn bà tôi thì cả một đời quằn quại nhớ mong mỏi mòn đợi chờ ngày ông trở về. Bà ơi! Cháu thương bà quá!



No comments:

Post a Comment