2014-12-25

Sự Tích Chùa Bụt Mọc ở Thạch Đà

       Xã Thạch Đà, huyện Mê Linh, Thành Phố Hà Nội chính là dân của Kẻ Đợ khi xưa. Vốn là một trong những trung tâm kinh tế chính trị lớn của một vùng ngày xưa. Trong cuộc sống và tư duy của người dân Thạch Đà có rất nhiều điểm khoáng đạt hơn các xã khác bên cạnh. Dân số Thạch Đà vì thế đông, diện tích đất nông nghiệp nhỏ hẹp. Người dân canh tác nhiều ở bãi ven sông Hồng. Nhưng đôi khi, do hoạt động bên bồi, bên nở của sông Hồng, nhiều khi đất bãi của Thạch Đà chẳng còn gì. Vì thế người dân trong xã không thể sống dựa vào nông nghiệp được. Họ đi làm thợ xây khắp các tỉnh phía bắc, họ kinh doanh, làm nghề may, hay đi học ...
Cũng chính nhờ thế mà sự hiểu biết của người dân trong toàn xã tăng cao. Họ đều có cuộc sống khá giả, giàu có. Dân Thạch Đà cũng vì thế mà giàu có nổi tiếng cả một vùng.
               Ngày xưa, vào cái thời thế lực của làng xã giống như chính quyền. Tư duy phép vua thua lệ làng bao trùm lên cuộc sống của người dân ở các vùng nông thôn. Thấy dân làng mình đất chật, người đông. Những năm hạn hán, lũ lụt gây mất mùa. Nhiều hộ gia đình rơi vào đói khổ. Trong khi ở làng Bồng Mạc, xã Liên Mạc thì đất đai mênh mông. Nhiều gia đình bỏ hoang cả đất. Nhà nào cũng có hàng hơn mẫu ruộng. Người dân Thạch Đà kéo nhau ra canh tác diện tích đất nông nghiệp bỏ hoang bên cạnh xã. Dân làng Bồng Mạc không đồng ý, họ cướp lại diện tích đất nông nghiệp đó. Cho rằng diện tích đó bị bỏ hoang, dân mình có công làm thủy lợi, cày cuốc, trồng tỉa. Không lẽ lại để cho người dân xã bên cạnh ngồi không hưởng lợi? Họ kéo nhau đến tranh lại. Mâu thuẫn giữa hai làng ngày càng tăng cao. Cao điểm là những trận đánh nhỏ của dân hai làng. Biên giới giữa các làng xã khi ấy cũng không rõ ràng. Bên nào cũng cho rằng mình đúng, không bên nào chịu nhường bên nào. Họ đánh nhau nhẹ thì bằng cuốc, thuổng, gậy gộc. Nặng thì bằng gươm, dao. Có lần dân làng Bồng Mạc đem ra trận chiến cả vài tải tro bếp. Khi trận đánh diễn ra, họ tung tro bếp làm bụi bay mù mịt. Dân Thạch Đà không nhìn thấy gì và bị bất ngờ. Dân làng Bồng Mạc đang phục kích xung quang, lúc ấy mới xông lên, đánh cho dân Thạch Đà một trận thua đau. Chiếm giữ thêm cả một vùng đất đai rộng lớn của làng Thạch Đà. Dân làng Thạch Đà vốn không  vừa. Cũng không bao giờ chịu thua kém những người dân ở nơi khác. Họ bàn nhau và phục kích đánh cho dân làng Bồng Mạc một trận tơi bời hoa lá. Cướp lại số diện tích đất đai đã mất. Và còn chiếm thêm cả một vùng đất nông nghiệp rộng lớn. Cuộc chiến cứ thế diễn ra. Hai bên đều có những trận thắng ròn rã và có cả những trận thua đau. Kết cục thì người dân bị thương ngày càng nhiều. Đồng ruộng không được chăm sóc vì mọi người còn bận đi đánh nhau.
Có người trong làng thấy đau xót trước cảnh quê hương tương tàn. Hai làng cạnh nhau, cách nhau có một quãng đồng mà thề sống chết diệt bỏ nhau! Không thể dựa vào pháp luật và tình người để giải quyết. Vì bên nào cũng có cái đúng, cái sai. Bên nào cũng có lỗi và sự quá đáng riêng của mình. Không bên nào chịu nhường bên nào. Nhưng điểm chung của họ là đều có tâm hướng phật. Và chiến tranh liên miên giữa hai làng cũng khiến cho tinh thần và sức lực của họ dệu dã, mệt mỏi.
               Lợi dụng đêm tối có mưa bão. Một người dân ở Thạch đà đã chia đôi vùng đất tranh chấp giữa hai làng. Dựng lên vài ông tượng thô sơ bằng mảnh chĩnh mảnh sành và đất bùn nhão. Sáng hôm sau gọi mấy người dân đến kêu ầm lên là " bụt mọc" ở đây! Và họ cùng phán xét chỗ đó có ông Bụt mọc lên. Là đất thiêng, và là ý của cõi nhà trời mách bảo nơi phân chia địa giới giữa hai làng. Thấy vị trí đó là trung tâm của vùng tranh chấp. Hai bên bằng nhau, lại rất tin  và tôn trọng vào thần, phật. Dân hai làng dựng chùa tại chỗ đất ấy và đặt tên là chùa Bụt Mọc. Là nơi đánh dấu danh giới hai làng. Họ rước tượng phật " Bụt Mọc" vào chùa mới hay đó chỉ là những mảnh chĩnh, mảnh sành ghép lại. Dù vậy cũng chẳng ai còn có tư tưởng tranh giành, chém giết nhau nữa. Vì trong lòng họ đang hướng về tâm thiện của Phật. Hai làng nhờ thế mà nhìn nhận ra lỗi sai của mình. Dân làng Bồng Mạc trồng tặng một cây đa ở đó. Họ cùng sống hòa thuận bên nhau. Việc chiến tranh giữa hai làng năm xưa trở thành câu chuyện cười kể cho con cháu về thời của các cụ.
              Giờ ngôi chùa Bụt Mọc vẫn còn, khang trang đẹp đẽ. Nơi đó có sư ở, hàng ngày vẫn tụng kinh gõ mõ cầu phúc cho dân lành. Cây đa xưa giờ đã thành cây đa cổ thụ mấy người cùng nắm tay nhau ôm cũng không xuể. Nó đã trở thành cây đa đầu làng của hai làng Bồng Mạc và Thạch Đà. Một nét văn hóa thôn quê ngày xưa đến nay vẫn còn. Chẳng ai có ý định chặt phá nó cả. Vì họ nghĩ đó là cây đa thiêng!
                                                                                Tác giả: Phạm Thị Hợi
                                                                                        

Xem thêm các bài viết

>>4 Nỗi Khổ Lớn Nhất Của Con Người

>>Lưu Ý Quan Trọng Khi Ngủ Giường Tầng

>>Khi Đàn Ông Bị Phản Bội

>> Kinh Doanh Sơn 2015

>>Nét Văn Hóa Hôn Nhân Thuần Việt

>> Khát Vọng Thành Công
>>Bi Kịch Con Rơi

>>Kẻ Cắp Bà Già Gặp Nhau

>> Kỷ Niệm Ấu Thơ

>>Tình Bạn Như Trái Táo
>>Trung Thu Đáng Nhớ
>>Sự Tích Chợ Đợ, Thạch Đà

No comments:

Post a Comment