Từ một đứa bé có thân phận nghèo hèn và không có bố. Giờ Thanh Hà bỗng dưng trở thành cô tiểu thư cao quý, danh giá bậc nhất trong thị xã. Số tài sản kếch xù mà cô dự kiến sẽ được thừa kế trong mơ cô cũng không dám nghĩ tới. Cô lại nhận được tình yêu thương và chiều chuộng vô điều kiện của bố và bà nội. Họ đã rất hối hận vì không biết sự tồn tại của cô, để cho cô phải lớn lên trong cảnh nghèo hèn, đói khổ. Họ hết lòng và thực tâm bù đắp cho Hà. Dành cho Hà mọi thứ mà cô muốn. Điều này vô tình làm hỏng nhân cách của Hà. Vốn dĩ không được giáo dục một cách tử tế đàng hoàng, giờ Hà càng trở lên cay nghiệt và độc ác hơn. Hà thù hận những người họ hàng bên nội giàu có. Vì chính họ đã xua đuổi và chà đạp mẹ Hà. Cô càng sung sướng và được cung phụng bao nhiêu. Hạ lại càng hận vì họ sống giàu sang, sung sướng đến như vậy, mà để mẹ con cô đói khổ, cơ cực đến nhường ấy. Hà hận vợ ông Hinh, cho rằng chính bà ấy đã cướp đi hạnh phúc của mẹ con cô. Hà đối xử rất tàn nhẫn với bà ấy, khiến bố và bà nội cô không biết phải cư xử thế nào. Lòng khao khát con cháu và tình máu mủ đã thắng. Họ cũng về phe Hà để bảo vệ cô, mặc cô đối xử tàn nhẫn bất công với vợ ông Hinh. Được bố và bà nội hết lòng ủng hộ, yêu thương. Hà nhất định một mực đòi phải đưa mẹ cô về nhà sống cùng. Điều này gây lên sự phản ứng dữ dội của vợ ông Hinh. Nhưng cuối cùng yêu cầu đó cũng được đáp ứng. Vì họ muốn Hạnh có bố có mẹ đàng hoàng. Không muốn cô phải có mẹ thì mất bố, có bố thì mất mẹ. Bước được chân vào gia đình cao quý đó. Mẹ Hà tình mọi cách chài kéo ông Hinh, với sự giúp đỡ đắc lực của Hà. Ông Hinh một lần nữa rơi vào vòng tay của mẹ Hà. Hà mạnh mẽ và bất nhân đuổi thẳng vợ ông Hinh ra khỏi nhà trong sự làm ngơ của ông Hinh và bà nội. Một lá đơn ly hôn đã được gửi ra tòa án. Cũng chẳng còn gì để níu kéo, và ai cũng biết chuyện, cuộc ly hôn diễn ra nhanh chóng theo đúng thủ tục pháp luật.
Vì nghĩ mình là người có lỗi, lại muốn có thêm tiền bạc để chăm sóc vợ ông Hinh sau này. Ông Hinh nhường phần lớn tài sản và tiền bạc cho vợ ông. Đó cũng là thuận theo những quy định của pháp luật. Dù vậy nhìn cảnh gia đình ông Hinh đoàn tụ, vui vẻ, hạnh phúc ngay bên cạnh mình. Vợ ông Hinh phải mất mấy tháng mới gượng đứng dậy và bắt đầu cuộc sống mới được. Gia đình ông Hinh giờ mới thấy tiếc và hối hận vì cách cư xử với vợ ông trong suốt thời gian qua. Giờ thì mọi chuyện đã muộn. Đâm lao thì phải theo lao. Họ đã trở thành hai con người xa lạ. Ông Hinh mất vợ như mất một cánh tay. Việc làm ăn buôn bán bên ngoài công việc ngày càng suy giảm. Hà và Mẹ Hà thì mặc sức ăn chơi đua đòi, ném tiền qua cửa sổ. Cái sự ăn chơi và hoang phí, hợm đời của những kẻ không làm nổi ra đồng tiền mới thật là hoang đường. Gia sản nhà ông Hinh cứ thế mà đội nón ra đi. Người ta cũng ngại làm ăn, đầu tư với ông Hinh, vì thấy gia đình ông không có tương lai. Thành thử thu nhập của gia đình ông chỉ còn dựa vào đồng lương công chức của ông Hinh và lương hưu của mẹ ông Hinh. Vì muốn có tiền chu cấp cho hai mẹ con Hà được sống sung sướng theo ý thích. Những mảnh đất đắc địa trong thị xã thuộc sở hữu của gia đình ông, lần lượt được đưa ra giao bán. Biết gia cảnh suy biến vì đứa con gái thiếu giáo dục của mình. Nhưng nghĩ mình có lỗi lớn với con. Ông không thể cứng mạnh để dạy bảo con, mà chỉ mềm thuận theo nó. Ông cũng xin cho con vào làm cán bộ tài chính của thị xã Phúc Yên, với mong muốn con mình sẽ tự làm ra tiền và sống tử tế hơn. Vì tài sản nhà ông chỉ còn mảnh đất tổ tiên để lại ở trung tâm thị xã.
Nhưng đã quen với việc ăn chơi chác táng. Quen với việc đua đòi với đám bạn giàu có, hư hỏng. Hà biển thủ công quỹ, chiếm đoạt những khoản tiền thuộc về chế độ chính sách của nhà nước dành cho các cựu chiến binh. Tưởng rằng không ai biết vì có bố bao che, nhưng cái kim trong bọc lâu này cũng bị lòi ra. Các cựu chiến binh ở khắp các vùng miền rất hay liên lạc, giao lưu với nhau. Và lá đơn khởi kiện Hà đã được gửi đến tay ông Hinh. Đau xót vì đứa con gái máu mủ của mình mà tính tình, suy nghĩ không giống mình một chút nào. Tiền bạc chiếm đoạt được Hà đã tiêu phí hết. Không thể để những người đồng đội từng vào sống ra chết với mình khổ sở, cơ cực và chịu uất hận hơn. Ông Hinh đành bán đi một nửa căn nhà của tổ tiên để lại ngay trung tâm thị xã với một cái giá rất bèo, để có tiền trả lại cho các cựu chiến binh và chăm sóc mẹ mình.
Vì từ ngày ông nhận hai mẹ con Hà về nhà, gia đình ông không lúc nào được yên. Mâu thuẫn giữa mẹ Hà và mẹ ông diễn ra không bao giờ dứt. Mẹ Hà thì thoải mái tệ bạc với mẹ ông vì cho rằng chính bà đã làm cuộc đời mẹ Hà bất hạnh. Ông vì thương Hà lên không dám đè nén mẹ Hà để bảo vệ mẹ mình. Trò đời "nước mắt chảy xuôi", bà càng thấy hối hận người con dâu cũ ngoan hiền đức hạnh, thủy chung một lòng. Bà đành dọn sang ở nhờ bên trụ sở công an phường. Mặc cho thiên hạ cười chê bàn ra tán vào. Họ cười bà nhiều tiền của quá, đang sợ không có người hưởng sau này. Còn đem cho thiên hạ cả đất, cả nhà. Bây giờ nhận được con cháu về thì phải đi ở nhờ. ... Nước mắt tủi hận của một người già không còn cơ hội làm lại, mới thật mặn chát và xót xa làm sao.
Ông Hinh đem tiền đến từng nhà cựu chiến binh trong thị xã, trả lại tiền mà con gái ông đã chiếm đoạt của họ, và xin lỗi họ. Nhờ vậy lá đơn được rút về, con gái ông thoát khỏi vòng lao lý. Vẫn là một cán bộ thị xã Phúc Yên đàng hoàng. Nhưng ai cũng đã biết hết chuyện lên chẳng thể vênh vang cùng ai được nữa. Còn ít tiền, ông Hinh chạy chọt cho con vào lớp đại học tại chức Thương Mại trong thị xã. Những tưởng vào đây con ông sẽ chịu khó học hỏi vươn lên, phục hồi lại gia sản nhà ông khi xưa. Vì lúc này Hà cũng biết run sợ trước pháp luật, và hối hận vì đã tiêu hoang phí nhiều tiền bạc của gia đình. Chứng kiến căn nhà cuối cùng của ra đình bị ngăn đôi để bán đi một nửa, cô cũng đau xót lắm chứ. Dù tính ăn chơi, đua đòi, hư hỏng giờ đã ngấm vào máu của cô.
Ở trường cô chẳng học hỏi gì, suốt ngày chà đạp người này, hủy hoại người khác. Có bạn ở lớp thấy buồn và xấu hổ vì phải học cùng lớp với loại người như cô.
Trong một lần du hí với bạn bè trên phố. Cô đâm xe máy vào hai mẹ người phụ nữ trên phố. Người mẹ từng là một giáo viên dạy văn giỏi của trường cấp ba trong nhiều năm liền. Nhưng cô thấy tài năng văn chương của con trai vượt trội hơn người, bèn bỏ dạy và dành hết thời gian tâm sức dạy dỗ con trai mình. Cậu bé chẳng phụ công người mẹ lỗ lực vun đắp trong gần mười năm qua. Đây là lần thứ hai cậu bé đạt giải học sinh giỏi văn cấp quốc gia. Họ đang vào thị xã chia vui cùng người bố, vốn là lãnh đạo cấp cao của cảnh sát giao thông thị xã Phúc Yên. Thấy mẹ mình bị đâm xe máy ngã lăn quay chưa biết sống chết thế nào, mà Hà và bạn trai lại vội vã bỏ trốn. Sơn, tên cậu bé giữ cậu con trai kia lại, và đòi đưa anh ta ra công an giải quyết. Sợ bị đưa vào trụ sở công an, lại thêm một lần bẽ mặt với họ hàng. Vốn bản tính hư hỏng và thiếu giáo dục. Hà lấy dao và đâm thẳng vào cậu bé Sơn để giải thoát cho bạn trai. Bị bất ngờ, thân thể của cậu trai mười bẩy, mười tám qụy xuống trong vũng máu. Mẹ của anh thì cũng đã trút hơi thở cuối cùng ngay tại chỗ. Hà và bạn trai trốn thoát và nhơn nhơn sống ngoài vòng pháp luật, vì nghĩ đã có bố, trưởng công an thị xã bao che. Vốn là người yếu thận, viết dao đâm trúng thận phải, tính mạng cậu bé Sơn, một tài năng văn chương của nước nhà đang ngàn cân treo sợi tóc.
Muốn thoát tội, Hà đã vu vạ cho một cô bé ở trong lớp tên là Hạnh là người gây ra vụ việc đó. Vì tình cờ vào buổi sáng hôm đó cô bé Hạnh cũng đâm xe máy vào một chị bạn trong lớp ngay ở chợ sép của thị xã Phúc Yên, rất nhiều người biết chuyện đó, khi cô vội vã đến lớp học an toàn giao thông để thi lấy bằng lái xe máy. Với sự bao che của bố mình, công lý đang có nguy cơ bị bẻ cong. Những nhân chứng ở hiện trường khẳng định, cô gái gây ra trong vụ việc đang học lớp Tại Chứng Thương Mại ở Phúc Yên, và là một đứa con hoang mới được nhận về! Cô ta còn là cán sự lớp và gây tai nạn khi Thanh Hà đang đi phô tô tài liệu cho lớp. Công an thu giữ được tài liệu học tập của lớp đại học Thương Mại tại hiện trường. Hà đã biến việc mọi người đều khai Hạnh va chạm xe máy với chị Huyền cũng học chung lớp, vì yêu quý Hạnh - cô cán sự lớp mẫn cán và luôn yêu thương, đối xử tốt với mọi người. Thanh Hà cũng viết một lá đơn nhận tội, mạo danh Hạnh - cô bạn có hoàn cảnh tương tự gửi ra công an thị xã. Bên cảnh sát giao thông và công an thị xã đã nhiều lần gửi đơn, giấy triệu tập gọi Hạnh ra làm việc. Nhưng việc này đã bị Hân vợ mới của bố Hạnh giữ lại. Nên Hạnh không hề biết chuyện gì đã xảy ra để đưa ra bằng chứng ngoại phạm của mình, giúp sự việc được làm sáng tỏ. Làm cho sự việc rối tung và sự nguy hiểm của Hạnh bị tăng lên rất nhiều.
Sự việc được vỡ lở khi chú Quang, cán bộ cấp cao của công an thị xã tổ chức học ngoại khóa về an toàn giao thông cho toàn bộ lớp đại học Tại chức Thương Mại tại Phúc Yên. Thông báo được đưa ra là đây là một buổi học rất quan trọng, không ai được phép vắng mặt. Vốn định bụng sẽ bắt tạm giam Hạnh ngay tại lớp cho Hạnh phải ê trề nhục nhã về tội " gây tai nạn làm chết vợ mình, dùng dao nhọn đâm trọng thương con trai mình" để thoải bớt phần nào nỗi hận trong lòng. Mỗi lần thấy con trai phải dành giật mạng sống với thần chết, chú Quang chỉ muốn đâm hàng trăm, hàng nghìn nhát dao vào kẻ đã đâm con chú, giết vợ chú. Gia đình chú lẽ ra vào loại hạnh phúc, vinh hiển bậc nhất thị xã Phúc Yên. Giờ thì đã trở thành bất hạnh bậc nhất thị xã Phúc Yên.
Chứng kiến Hạnh, cô bé chú Quang quen biết từ khi là một đứa bé rất vui vẻ, năng nổ, hoạt bát và rất có uy tín trong lớp khiến lòng chú rất vui. Suýt nữa thì Hạnh đã là em dâu của chú. Cậu con anh vẫn rất quý Hạnh và vẫn gọi Hạnh là " thím" khiến cô bé đỏ cả mặt vì ngượng. Tiếc rằng em trai chú không có phúc. Thấy gia đình Hạnh tan nát, mẹ đi lấy dượng, gia đình bê bối, tài sản có nguy cơ bị mất hết không còn gì. Cậu em trai chú ấy đã thẳng tay chà đạp lên tất cả những kỷ niệm và lời hứa của hai gia, để đến vớí một gia đình giàu có khác. Trước buổi học, chú Quang đã ra gặp và kể lại sự bất hạnh gần đây của ra đình mình với Hạnh. Chú ấy cũng có ý muốn cô giúp việc bắt giữ tội phạm và động viên con trai chú nếu không ngại. Vì thằng bé đó vốn rất quý Hạnh từ nhỏ, nhất là giờ đây mẹ nó không còn. Chú ấy cũng nói đã nhận ra Hạnh hôm Hạnh cùng chị gái đi học luật an toàn giao thông để lấy bằng lái xe máy. Chú định nói chuyện một chút với Hạnh vào giờ giải lao, nhưng thấy Hạnh đứng lặng người xem những tấm ảnh kinh dị của hiện trường các vụ tai nạn giao thông lên chú thôi. Vì việc đó rất quan trọng với nhận thức của những người đi ô tô, xe máy! Buổi sáng hôm ấy cũng là ngày vợ và con trai chú gặp nạn. Và chính chú và toàn bộ cán bộ, công an, học viên lớp lái xe là nhân chứng sống tốt nhất về việc Hạnh không hề ở hiện trường tai nạn hôm ấy. Việc này cũng là may mắn của Hạnh.
Sự thật được làm sáng tỏ, Thanh Hà là người gây tai nạn và nhờ quyền lực của người bố vu vạ cho Hạnh, một cô bé có hoàn cảnh cũng rất đáng thương. Hạnh có hai người bố, một người bố mà hợp pháp của Hạnh đã qua đời từ năm 1983, khi ấy Hạnh còn chưa chào đời. Còn một người bố từng làm hiệu trưởng trường trung cấp Hạnh từng theo học, gọi là bố mà không phải là bố. Vì ông ta không hề nhận Hạnh về làm con. Ông ta không hề chu cấp nuôi dưỡng Hạnh từ khi Hạnh được sinh ra. Ngay cái họ của Hạnh cũng là của người khác. Chính ông ta đã nói " Hạnh chỉ là một đứa bé được sinh ra từ bè đái của ông ta, mỗi ngày ông ta đái vài bè như thế. Và vì thế Hạnh chẳng là cái gì với ông ta cả. Đừng có gây phiền hà cho ông ta!"
Tuy vậy ở trường ông ta đã rất cố gắng để đóng vai một người bố tốt của Hạnh. Và chỉ ở trường thôi, vì ông ta muốn mọi người nghĩ ông ta là người tốt. Và trường có truyền thống " coi học sinh, sinh viên như con em mình''! Thế là ông ta làm vậy thì đóng vai hoàn hảo quá còn gì? Ông chỉ muốn lợi dụng Hạnh cho lợi ích công danh của mình. Ngay cả vợ ông về sau cũng diễn vai đó rất tốt, có khi còn tốt hơn ông. Họ còn hi vọng được nhiều lợi lộc từ Hạnh. Ông ta từng gây ra rất nhiều chuyện ném đá sau lưng làm hại Hạnh, đe dọa cả tính mạng của Hạnh. Vì ông ta không muốn quá khứ của mình bị phơi bày. Con đường công danh đang rất thuận lợi với ông. Nhưng vì lầm tưởng Hạnh rất giàu có, sở hữu căn nhà mặt phố ở trung tâm thị xã Phúc Yên. Ông đổi chiêu, quay ra ngon ngọt dụ dỗ Hạnh. Ông ta đã thôi miên tâm hồn hôn nớt và khao khát tình cảm và sự dạy dỗ của người cha trong Hạnh. Nhưng mà đồng tiền đi liền khúc ruột, cái kim trong bọc cũng có ngày bị lòi ra. Lòng dạ tàn nhẫn, bất nhân và vô tình, bạc nghĩa của ông đã hơn một lần bộc lộ trước mặt Hạnh. Hạnh vẫn bình thường thôi. Cô vẫn sống với những đồng tiền chu cấp ít ỏi từ lương hưu của mẹ. Vẫn cố gắng học tập vì ngày mai lập nghiệp. Và cô vẫn rất hạnh phúc bên những người bạn thân yêu của mình. Cô vẫn gọi ông ta là bố, giúp ông ta đạt được những lợi ích từ vai diễn " người cha tốt" của mình. Vì dù sao ông ta cũng chính là bố đẻ của cô. Và đó là điều kiện để ông xin lại việc cho chị Thủy. Vì chính trò nghịch dại của mình, Hạnh đã làm chị Thủy mắc lỗi nghiêm trọng, có nguy cơ lớn bị đuổi việc. Và đây cũng chính là lý do Thanh Hà đổ vạ cho Hạnh, một người có hoàn cảnh tương tự. Chỉ có điều từ nhỏ Hạnh đam mê sách vở, Hạnh đã học hỏi rất nhiều từ những người xung quanh. Cô có nhân cách tốt, tâm hồn trong sáng và rất đôn hậu. Thiếu chút nữa thì Thanh Hà và bố mình, vị trưởng công an thị xã Phúc Yên mà cô từng kính trọng đẩy vào vòng lao lý không thể biện minh. May mắn nhất là Hạnh đã đi học lớp luật giao thông do chính chú Quang dạy vào buổi sáng tai nạn xảy ra. Chứ nếu không với sự nóng giận của một người bỗng dưng mất tất cả, vì một đứa con gái thiếu giáo dục, lớn lên không có bố, đủ làm chú mất tỉnh táo, không phân biệt được ngay gian rõ ràng trước những lời xảo biện của vị trưởng công an thị xã Phúc Yên đầy uy quyền, mẫu mực.
Hạnh tức điên vì Thanh Hà, muốn băm Hà ra làm mấy khúc. Sao Thanh Hà có thể tàn nhẫn và bất nhân đến thế? Tại sao cô ta lại có thể đâm xe máy làm chết người mẹ, dùng dao nhọn đâm trọng thương người con để chạy trốn? Sự việc có nguy cơ bại lộ, cô ta lại đổ vạ cho Hạnh, dùng nhân chứng giả vu cho Hạnh, một người rất tốt và giàu uy tín trong lớp. Chỉ vì Hạnh nghèo? Hạnh không có ai giúp đỡ? Hạnh thân cô thế quạnh ở cái thị xã Phúc Yên này? Nói cho Thanh Hà biết, từ nhỏ Hạnh sống trong sự ghẻ lạnh và ác nghiệt của họ hàng và những người thân. Họ là mẹ, là chị, là bà ngoại, là dì ruột, cậu ruột, cô, chú, bác ... họ hàng khác. Nhưng Hạnh vẫn sống hiên ngang bất khuất như một vị anh hùng. Hạnh luôn học hỏi từ sách vở và vươn lên trong cuộc sống. Hạnh sống tự lập và kiên cường từ khi còn là một đứa bé. Chẳng gì ở cái thị xã Phúc Yên nhỏ bé này, cũng gần chục sinh mạng nhờ Hạnh mà được sống xót. Trong lòng rất nhiều người, Hạnh là thánh nhân! Chí có thánh nhân mới có thể bỏ qua, tha thứ và đối xử tốt với rất nhiều người đã làm hại mình đươch như thế. Chỉ có thánh nhân mới có khả năng cứu giúp được sinh mạng của rất nhiều người như thế. Vậy mà danh dự, uy tín của Hạnh đã bị Thanh Hà - một con bé bất nhân vì không có giáo dục bôi nhọ. Tính mạng của Hạnh cũng có thể bị tước bỏ nếu vụ việc " vu vạ" thành công. Cha con Thanh Hà thật tàn ác và nhẫn tâm với Hạnh. Nhưng Hạnh cần nén tức giận lại, Hạnh muốn cứi sống Sơn, con trai chú Quang. Vợ chú quang năm xưa là một trong số rất ít người đối xử rất tốt với Hạnh. Cô ấy dùng lòng nhân hậu, đức hạnh và kiến thức của mình đã dạy bảo Hạnh một số điều như đối với một đứa con, khi Hạnh còn thơ bé. Người chết thì đa chết, cô muốn Sơn được sống xót. Những tình huống như thế này, cô biết không thể dựa vào trời, đất, thần, thánh, phật, hay chúa! Muốn thoát ra chỉ có thể dựa vào cái đầu biết suy nghĩ và khả năng của chính bản thân mình.
Hạnh đã ghi số điện thoại của chú Quang lên bảng, nhờ cả lớp ai biết thông tin của Thanh Hà thì báo cho chú ấy. Mấy phút sau, nhờ uy tín và sự yêu mến của các bạn, Hạnh đã nói chuyện được với Thanh Hà. Cô ta trơ trẽn xin lỗi Hạnh và còn nói dù sao thì sự việc vu tội không thành. Cô ấy thấy không có gì phải sợ Hạnh. Hạnh chỉ nhẹ nhàng, ngọt ngào thuyết phục Thanh Hà tặng lại cho con trai chú Quang một quả thận. Và sẽ coi đó là một hành động ăn năn đúng đắn nhất. Thanh Hà không thể thoát trọng án nếu đã giết chết người mẹ lại còn đâm trọng thương người con và vu tội cho người khác. Vì hành động đó của Thanh Hà là rất phi nhân tính. Chẳng biết do tài thuyết phục của Hạnh cao, hay do Thanh Hà thấy hứng thú vì những điều Hạnh hứa hẹn sẽ giúp Thanh Hà nếu cô ta cho con trai chú Quang một quả thận và bồi thường gia đình chú Quang một ít tiền. Hay vì nghĩ, nếu Sơn không chết, Hà sẽ thoát tội ghiết người. Còn cái chết của mẹ Sơn chỉ là một tai nạn giao thông!
Cuối cùng thì Sơn đã được cứu sống nhờ ca ghép thận thành công. Cậu bé không đi theo con đường văn học nữa mà trở thành một cảnh sát giao thông. Vì cậu không muốn có những người bị chết oan uổng như mẹ cậu. Khi còn sống, mẹ cậu cũng chỉ có một ao ước là cậu sống vui vẻ, hạnh phúc và làm được nhiều việc có ích cho đời.
Hạnh đã cố ý cùng ban cán sự lớp đến thăm Hà tại bệnh viện, cô vẫn rất giận Hà, không muốn nhìn mặt Hà. Và cũng sợ mọi người ngộ nhận Hạnh là bạn với loại bất nhân, thiếu giáo dục như Hà. Nhưng cô muốn kiểm tra chính xác xem Hà có đã cho thận như lời đã hứa hay không? Trong bệnh viện, thấy thân thể ngỗ ngược, hợm hĩnh của Hà giờ trở lên yếu rớt. Đôi môi đỏ tự nhiên giờ đã bạc tếch. Hà đã cho thận thật? Hạnh vẫn cố ý xin xem vết thương của Hà. Hà đã cho cô xem. Hạnh thỏ phào nhẹ nhõm. Vậy là Sơn sẽ được cứu sống vì đã được ghép thận kịp thời. Trong lòng Hạnh chợt xót xa cho Hà. Cũng là đứa trẻ lớn lên không có bố. Cũng từng lỗ lực hết mình vì những điều tốt đẹp nhất trong cuộc sống. Nhưng Hà đã bị hư hỏng trầm trọng từ khi được bố nhận về. Cô ấy từng thành công hơn Hạnh rất nhiều, nhưng sự hư hỏng của Hà thì không ai có thể chấp nhận được nữa. Thế đấy, đồng tiền có thể cứu sống người, và đồng tiền có thể hủy hoại con người ta đến mức như thế. Hanh chỉ khác Hà là gia đình bố Hạnh vẫn quyết định từ bỏ Hạnh. Còn mẹ Hạnh thì vẫn quyết định lừa dối Hạnh đến cuối đời. Dù rất nhiều sự thật được hé lộ. Dù Hạnh đã lờ mờ nhớ lại cảnh tượng ngày xưa, khi Hạnh còn thơ bé và có bố ở bên! Hạnh vẫn tốt, vẫn lỗ lực vươn lên, vẫn đạt được một chút thành tựu nho nhỏ. Hạnh còn được rất nhiều người yêu thương giúp đỡ. Dù đôi khi Hạnh cũng mắc khá nhiều sai lầm. Nhưng đó chỉ là sai lầm trong quá trình vận động để phát triển.
Thấy Thanh Hà tê cứng cánh tay vì bị còng số 8 khóa với thành giường bệnh, lòng Hạnh cũng xót thương. Dù sao Thanh Hà cũng là bạn học chung lớp. Dù sao Thanh Hà cũng đã vừa làm một việc tốt để chuộc lỗi. Cách đó mấy giường bệnh là giường bệnh của Sơn, Hạnh chạy ra xem tình hình của cậu bé. Đúng là trai 17 tuổi có khác, cậu bé đang hồi phục rất nhanh chóng sau ca phẫu thuật ghép thận. Tiếc rằng lợi dụng việc này, chú của Sơn đã rất cố gắng cướp đoạt Hạnh trở về bên mình khiến cô cảm thấy rất ê trề, đau đớn trong lòng. Buồn cho một lòng nhân hậu lại bị đối xử bất nhân. Buồn cho một trí thức mà tâm hồn bẩn thỉu, tàn nhẫn, vô lương!
Bố Hà bất ngờ xuất hiện, chú ấy lặng lẽ tháo còng cho Hà để cô ấy đi trốn. Chú ấy chỉ nói lời xin lỗi Hạnh. Chú ấy nói, chú không thể giương mắt đứng nhìn con gái mình bị đi tù được! Hay cho câu: không thể giương mắt nhìn con gái mình bị đi từ được!? Vì suy nghĩ ấy mà chú ấy thân là trưởng công an thị xã Phúc Yên, đã quyết định bẻ cong công lý. Đổi trắng thay đen, và suýt nữa thì tước đoạt được cả mạng sống của Hạnh. Tự nhiên Hạnh thấy sự bất nhân và thiếu giáo dục của Thanh Hà cũng bắt nguồn từ chú ấy! Chú Quang thì làm ngơ. Chú ấy muốn phần đời còn lại của Thanh Hà phải sống chui, sống lủi như một con chuột cống thối ta. Vì chính Hà đã tước đoạt đi hạnh phúc mà cả đời chú vun đắp. Tước đoạt đi người vợ thân yêu của chú, người mẹ hiền dịu của các con chú. Nếu phải bắt Hà đền tội theo đúng quy định của pháp luật, chú Quang thấy việc đó là quá nhẹ! Hạnh đã hứa sẽ bước ra khỏi vụ việc này với chú Quang. Lòng Hạnh chỉ vui vì nhờ Hạnh mà Sơn đã được cứu sống. Đó thật sự là một cậu bé tốt, giàu lòng nhân hậu.
Tác giả: Phạm Thị Hợi
No comments:
Post a Comment