2017-01-09

Bọ cạp

     Bọ cạp là một trong những loài bò sát rất nguy hiểm với con người. Chúng phâ bố rộng khắp từ vùng núi đến vùng đồng bằng. Nhờ khả năng chịu nhiệt độ cao và sự khô hạn, loài bọ cạp vẫn sống rất khỏe mạnh và phát triển rất tốt tại các sa mạc trên khắp hành tinh. Chúng được xem là loài sát thủ của sa mạc. Thật ra bọ cạp có rất nhiều chi họ, trong đó nhiều loại không có độc với con người. Loại bọ thuộc họ Buthidae có nọc độc rất mạnh, đặc biệt là loại Leiurus quyinquestriatus là có lọc động mạnh nhất. Các loại bọ cạp thuộc các họ như Tityus, Centruroides, Androctonus cũng có nọc độc rất mạnh. Bọ cạp sử dụng nọc độc để săn bắt con mồi và tấn công kẻ thù.
Nọc độc của chúng làm tê liệt hệ thần kinh hoặc phá hủy hệ thần kinh của con mồi. Việc này diễn ra rất nhanh. Một người đàn ông trưởng thành khỏe mạnh khi bị vài con bọ cạp đốt một lúc sẽ qua đời trong một vài giây. Vì thế loài bọ cạp từng là nỗi khiếp sợ kinh hoàng của rất nhiều người. Người ta dùng bọ cạp như một loài vật để bảo vệ các lăng mộ, kho báu. Người ta cũng dùng nọc độc của bọ cạp tẩm vào vũ khí để tiêu diệt kẻ thù. Người ta sử dụng hình ảnh của bọ cạp làm biểu tượng của sức mạnh và quyền lực trong nhiều nền văn hóa của thế giới. Ở Việt Nam bọ cạp được xem là một vị thuốc quý gọi là toàn yết. Nếu người ta sử dụng toàn đuôi bọ cạp không gọi là yết vĩ rất có lợi cho sức khỏe của con người. Nọc độc của bọ cạp cũng được sử dụng như thuốc và đắt hơn cả lọc độc của rắn. Thịt của bò cạp được chế biến làm thức ăn ở nhiều nơi trên  thế giới. Ở Thái Lan, Campuchia ... thịt bọ cạp là loại thức ăn côn trùng được yêu thích. Thức ăn của bọ cạp là các loại côn trùng, và sâu bọ nhỏ. Thường thì chúng lẩn tránh con người và chỉ tấn công con người để tự vệ. Chúng thường hút những phần dịch và thịt mềm của con mồi và bỏ lại lớp vỏ cứng bên ngoài. Chúng sử dụng chiếc càng rất khỏe và có nọc độc để tấn công và xé nhỏ con mồi ra để ăn. Bọ cạp là loài thủy tổ có trong các mẫu hóa thạch cách đây từ khoảng 425 đến 450 triệu năm!

                                          Tác giả: Phạm Thị Hợi

Đọc thêm các bài viết  

 

No comments:

Post a Comment