Những tháng ngày tuổi thơ cơ cực, tủi hờn và nguy hiểm nhất của tôi là khi mẹ
tôi gửi tôi ở nhà bà ngoại hơn một năm. Tiếng là để bà ngoại nuôi đỡ một đứa
con cho mẹ tôi đỡ vất vả. Thực tế ở đó tôi đã vô cùng vất vả và làm lụng như
một Ô Sin giúp việc không công trong sự ghẻ lạnh và ác độc của mợ và hai em họ.
Ngoài việc bị đối xử lạnh lẽo, vô tình, và độc ác không bằng con chó, con mèo.
Tôi phải làm nụng tất cả các công việc của một gia đình nông dân nửa trí thức.
Khi đó tôi mới lên tám tuổi, và đang học lớp ba cả trường tiểu học. Nhưng hàng ngày tôi phải đảm đương việc nấu một nồi
cám to cho lợn ăn cả ngày. Tôi nhớ là phải đun lửa to, rất nóng bức. Khi đổ cám vào nồi không
khéo còn bị bỏng.
Và tôi cần chăm chú xem con lợn ăn hết chưa để đổ cám vào cho nó nếu không tôi sẽ bị sỉ vả không tiếc lời.
Khi cắt dây khoai lang ngoài vườn cho lợn, đôi khi có cả những con rắn lẩn khuất trong đó. Vì là việc nguy hiểm đến tính mạng nên đó đương nhiên là việc của tôi!
Và tôi cần chăm chú xem con lợn ăn hết chưa để đổ cám vào cho nó nếu không tôi sẽ bị sỉ vả không tiếc lời.
Khi cắt dây khoai lang ngoài vườn cho lợn, đôi khi có cả những con rắn lẩn khuất trong đó. Vì là việc nguy hiểm đến tính mạng nên đó đương nhiên là việc của tôi!
Hàng ngày, khi băm rau cho
lợn, tôi băm từng bó nhỏ vừa tay thì toàn bị chửi là " lười", "
chậm". Mợ bắt tôi băm từng bó to cho nhanh cả hàng xóm trông thấy thì bị
xấu hổ vì bắt tôi làm nhiều việc đến vậy, trong khi mợ ngồi chơi chỉ tay năm ngón. Và vì thế tôi
thường xuyên bị dao chặt vào tay. Những vết thương cũ chưa lành lại đến những
vết thương mới. Cộng với nhựa của dây khoai lang bám vào khiến bàn tay tôi luôn
nhem nhuốc.
Tôi nhớ nhà bà ngoại có một đống rơm rất to. Nếu mợ nấu cơm thì tôi
có nhiệm vụ rút rơm vào cho mợ nấu. Rơm tích chữ trong bếp cũng không được
nhiều cả nhỡ không may xảy ra hỏa hoạn. Nếu tôi mà rút những chỗ rơm không chặt
thì thế nào mợ cũng hằn học và mắng chửi thận tệ. Vì đôi khi tôi đi học chiều
chưa về muộn mợ sẽ rút phải chỗ rơm chắc. Mợ làm thế cốt chỉ để hành hạ tôi
thêm thôi cho hả dạ. Vì nguyên tắc lấy rơm từ đống là lấy rơm theo lớp, vì lớp
nọ xếp lớp đến lớp kia. Nếu cứ kéo rơm ở một góc sẽ rất khó nhọc.
Sự vất vả khổ
sở của tôi luôn làm mợ tôi thấy rất hạnh phúc. Mặt mợ trở lên thanh tú, trắng
trẻo tựa như một nàng tiên vậy. Nếu khi nào bà ngoại vì thương hại mà dành cho
tôi một chút tình yêu thương và sự ưu ái. Thì mợ tôi người như hình vuông,
trông mợ như muốn đánh đập tôi một trận cho hả dạ nhưng không dám vậy. Mặt mợ sẽ đỏ phừng phừng như người ta bị lên cơn dị ứng. Hai mắt trợn tròn, mở to
tướng và rất nhiều lòng trắng. Mợ tỏ ra vô cùng đáng sợ. Đôi khi vì nể sợ mợ mà
bà ngoại cũng đối xử rất ác với tôi. Bà làm vậy để lấy lòng mợ.
Công việc nặng
nhọc nhất của tôi khi ấy là " giã cây chuối". Buổi sáng, sau khi cắt
nhỏ thân cây chuối, nhiệm vụ của tôi là cho nó vào cái cối đá to tướng ở góc
sân và dùng cái chày to quá khổ để giã nhỏ nó. Công việc này rất nặng nhọc với
tôi. Với đôi bàn tay bé xíu lên tám tuổi đầu và đang học lớp 3 thì cái chày trở
lên quá lớn và nặng. Tôi phải cố gắng giã nhanh, vì càng làm nâu, mặt trời lên
cao thì tôi sẽ thêm mệt vì bị nắng. Vất vả là vậy, nhưng hôm nào mợ về
cũng mắng mỏ tôi là '' lười biếng", " giã rối", ...
Vào mùa táo chín, do
không có cửa cổng lên bà ngoại thường nhốt tôi vào bên trong cánh dại của ngôi
nhà cổ 5 gian kiểu đồng bằng bắc bộ xưa kia. Nhiệm vụ của tôi là giả như không
có ai ở nhà, rồi la toáng lên cho những cô gái sang giặt nhờ ở cái giềng rộng
nhà bà và hái trộm vài quả táo để ăn phải xấu hổ. Để họ từ sau không dám bén mảng
sang nhà bà nữa. Tội nợ đâu thì họ sẽ chút hết lên đầu của tôi.
Vào mùa thu hoạch khoai
tây, mỗi buổi sáng mợ thường đổ một đống khoai lớn cho tôi gọt. Đôi tay bé nhỏ
của tôi thường phải gọt từ sáng đến trưa mới hết. Khi tay tôi mỏi dã dời, cái
vỏ trở lên rất dày. Khiến ai cũng nói tôi ẩu! Rồi tôi phát hiện ra một phần lớn
số khoai tôi vất vả gọt đấy được đổ cho lơn ăn, cả vở lẫn lõi. Tôi lờ mờ nhận
ra, mợ chỉ đang cố hành hạ mình.
Tại Mợ ghét mẹ tôi, ghét cả những đứa trẻ mồ
côi tụi tôi. Mợ luôn cố gắng hành hạ tôi khổ sở và vu khống, trút mọi tội lỗi
đủ kiểu lên người tôi là để bà ngoại ghét tôi. Chỉ thương yêu chăm chút cho hai
đứa con của mợ. Thực tế thì bà cũng đã rất cố gắng biến tôi thành người hầu của
hai đứa con mợ. Nếu bà ngoại mua đồ chơi hay quà cáp cho con mợ mà tôi cũng
được một chút. Dù chỉ một tí thôi thì mặt mợ sẽ hằm hằm tức tối. Đá thúng đụng
nia và lôi tôi ra trút giận với đủ lý do. Lâu dần bà cũng ngại chẳng dám thế
nữa. Đôi khi thấy tội nghiệp đứa cháu ngoại đáng thương, bà tôi nhờ người bán
hàng giả vờ cho tôi vài cái vòng chun hay cái gì đấy rồi bà sẽ thanh toán sau
cho bà ấy để mợ không còn cớ gây sự nữa.
Nguy hiểm nhất là khi mợ
rửa rau cho lơn ở cầu ao. Thường mợ rửa một hồi rồi khéo léo lấy đi một
phần kê của cầu và sai tôi xuống khoắng tiếp. Vì luôn được dặn là ra ao phải
cẩn thận thế là tôi luôn rất thận trọng. Vì thế, khi cầu ao bị mất cân bằng, tròng trành. Tôi chỉ bị một phen hú hồn, hú vía
và ướt một phần quần áo thôi. Mợ luôn vô can! Vì mợ vừa ở đấy lên có làm sao
đâu? Dù có đôi lần hàng xóm nhìn mợ tôi dương mắt đứng nhìn tôi đang rơi vào vòng nguy hiểm.
Tủi cực nhất của tôi có
lẽ là trong bữa ăn. Tôi thì không được phép ăn thịt! Thịt chỉ được phép cho hai
đứa con mợ ăn thôi. Mợ thường khôn khéo gắp vào bát bà, bà lại gắp cho mợ. Và
thế là cả mâm cơm chỉ có tôi không được ăn. Hôm nào có nhiều thì tôi may mắn
được ăn một mẩu bì, 1 miếng mỡ hay được tưới ít nước tương. Có hôm tôi làm việc
mệt, đói ăn nhiều hơn một chút mợ cũng không cho và hỏi hôm nay mày làm những
gì mà đòi ăn lắm thế. Nghĩ đến những công việc cực nhọc hàng ngày tôi phải làm,
nước mắt tôi lại ứa ra. Tôi không nói và ăn được nữa.
Đến cái rau nào nhìn ngon
lành mà tôi gắp được, thì con của mợ lập tức cướp ngay từ bát của tôi. Hoặc
chúng làm bộ nũng nịu khóc mếu thế là tôi sẽ được một trận lôi đình từ mợ. Và
mẹ con họ lại sung sướng hoan hỉ vì vừa phối hợp hành hạ tôi một trận tơi bời
ngay trước mặt bà ngoại. Nhiều khi bà ngoại cũng buồn lắm. Bà bỏ ăn vài bữa. Mợ
lại xin xỏ hứa hẹn rồi đâu lại vào đấy nhanh chóng.
Hai đứa em bữa ăn nào
cũng kiếm cớ gây sự với tôi. Không một bữa ăn nào mà tôi không phải khóc. Tôi
từng ước được như con chó con mèo trong nhà họ. Phần cơm của chúng luôn ngon
hơn của tôi rất nhiều. Biết tôi gầy ốm thi thoảng mẹ cũng gửi cá đến nhà bà
ngoại. Tưởng tôi được ăn ai dè đó là những ngày cơ cực nhất với tôi. Mợ hoặc bà
thường vùi cá thơm nức mũi cả xóm trong cái nồi đất giữa đống tro bếp đỏ rực.
Tôi chỉ cần khen " thơm" là lập tức nhận được trận lôi đình từ
mợ. Mợ sẽ nhảy rồ lên kết luận là tôi khen " thơm" là có ý đòi ăn
tranh của em? Sao mà tôi dám chứ! Thịt còn chưa được ăn huống chi là món cá chuối
vùi thơm lừng đấy.
Ấy vậy mà mỗi khi mẹ tôi
đến nhà bà ngoại. Thấy tôi gầy ốm xanh xao và cầu xin mẹ cho tôi được về nhà.
Thì mợ lại ngon ngọt, làm ra vẻ yêu thương và muốn giữ tôi ở lại lắm. Mợ lại kể
nể là ở đấy tôi sung sướng và được cưng chiều đến mức hơn cả con mợ đẻ ra. Bà
sợ mẹ trách nên cũng chả dám nói gì. Cứ làm như điều ấy là sự thật. Mẹ đã tin
lời bà ngoại, em dâu, các cháu mà không tin lời tôi. Mẹ lại để tôi tiếp tục sống trong chuỗi
ngày tủi cực, cơ hàn ở nhà bà ngoại.
Ngày mồng 5 tháng năm mẹ
thường gửi rất nhiều thuốc giun quả núi để tẩy giun cho ba đứa nhỏ. Loại thuốc
này dùng cho trẻ em cho đỡ hại ruột. Nhưng mẹ gửi nhiều thế nào thì cũng không
bao giờ đến lượt tôi được dùng. Mợ sẽ dùng hoặc đem cho ai thì tôi không biết.
Phần của tôi luôn là thuốc giun dành cho người lớn. Khiến tôi cứ lả đi vì mệt ở
lớp.
Có lần ở bờ rào ô rô
trước cổng nhà bà ngoại có một con rắn hổ sinh sống. Có hôm cả xóm tá hỏa vì
thấy nó bò ngang qua giếng chui vào bụi rậm. Mọi người bảo nhau là không ai
được đến gần khu vực ấy. Còn mợ tôi thì bảo ở nhà nắng thì chui vào bụi rậm đó
mà chơi! Mỗi lần đi làm về trưa mợ thấy tôi đang ngồi phía dưới bụi rậm đó thì
rất lấy làn vui. Có hôm bác hàng xóm nhìn thấy thế, bác la trời la đất lên và
cấm tôi không được bén mảng đến khu vực đó. Bác cũng rơi những giọt nước mắt
xót xa cho tôi khi bác và một người hàng xóm nữa cùng mợ đã phát hiện ra nơi ở
của con rắn là cái bụi rậm mà mợ xui tôi chui vào đó chơi!? Bác ấy xui tôi phải
nghĩ cách để được về nhà nếu không có ngày sẽ bị mất mạng.
Tôi sợ quá, nói với bà là mẹ bảo
về nhà chơi ít hôm. Khi về nhà tôi lại nói bà ngoại bảo tôi về nhà chơi ít hôm.
Nhưng được mấy hôm thì do không có người băm rau lợn, thái khoai, nấu cám, chăn
lợn, trông vườn ... bà ngoại lại bắt tôi đến ở. Khi tôi đến thì mợ đem được con
chó khá to từ nhà bố đẻ đến và lùa ra cho nó cắn tôi. Mợ và con mợ xung sướng
cười vui trong khi tôi bị con chó của họ cắn xé tơi tả. Những người hàng xóm
tốt bụng của nhà bà ngoại ra đuổi chó giúp tôi.
Tôi đúng là trên đe dưới búa. Ở
nhà mình thì bị mẹ, chị tìm mọi cách đuổi xuống nhà bà ngoại. Ở nhà bà ngoại
thì bị mợ và các em tìm mọi cách đuổi lên. Bà ngoại thì muốn giữ tôi ở lại để
có thêm người bầu bạn. Vì khi bà và mợ xẩy ra tranh cãi vì mâu thuẫn muôn đời của mẹ chồng nàng
dâu, hai đứa con mợ tất nhiên là sẽ theo mợ cả rồi. Bà sẽ bị thân cô thế qoạnh
trong chính căn nhà của mình. Cậu thì vẫn biền biệt ở bên nước ngoài.
Không thể trông vào bà,
vào mẹ. Tôi phải đau đầu suy nghĩ cách để được về nhà. Ban đầu tôi bị ợ chưa và
ói mửa thật. Thấy bà có vẻ lo lắng nhiều về chuyện ấy. Tôi đành giả vờ cứ ăn là bị
nôn ọe. Vì đấy là triệu trứng của bệnh đau dạ dày trong khi tuổi tôi còn rất
nhỏ nên bà đành quyết định cho tôi về nhà. Thấy tôi xanh xao, vàng vọt, sợ bị
hàng xóm nhà tôi cười chê. Bà và mợ đã đi mua quả men dùng để cho lợn tăng cân
trước khi bán đem nấu cho tôi ăn. Dù việc đó rất có hại cho ruột của tôi và có
thể gây ra bệnh ung thư ruột.
Chưa hết, khi ngồi đun
bếp tôi hay lấy những mảnh giấy bóng lẫn trong rơm đốt nhỏ tượng nhìn rất
thích thú. Đương nhiên cái gì làm tôi thích thú thì sẽ là sự vô cùng khó chịu
của mợ và cái con của mợ. Có lần mợ tươi cười cho tôi một mảnh giấy bóng to
bằng nhựa dẻo để đốt. Khi mảnh nhựa chảy ra, mợ giật lấy chúng và phết vào lưng
tôi. Rồi đứng ra xa cười vô cùng đắc ý. Tôi đang mải tìm nó vì viết chỗ nhựa
được nung chảy đấy có một đốm lửa xanh nhỏ đang cháy.
Khi tôi nhận ra sự nóng
rát ở lưng mình thì đã muộn. Nhựa đã làm cháy áo tôi, dính vào phần da thịt trên
cột sống ở giữa eo lưng của tôi. Tôi vòng tay định gỡ chúng ra, thì nhanh như
cắt mợ túm giữ chặt hai tay tôi lại. Mợ muốn tôi bị bỏng một trận nhớ đời để
không bao giờ dám đốt giấy bóng làm mợ phải ngửi mùi khét nữa! Lần đấy cái áo hoa
tím tôi mặc bị cháy một mảnh giữa sau lưng to bằng hai bàn tay người lớn. Không
thể mặc được nữa. Lưng tôi cũng bị bỏng một vết rất to, tôi chỉ có thể nhìn nó
qua gương.
Tôi đã kiên quyết về nhà mặc dù bà muốn tôi ở lại để chữa trị vết
bỏng ở lưng. Vì bà vốn là một trạm trưởng trạm y tế xã về hưu. Nhưng tôi kiên
quyết không chịu. Tôi thấy quá kinh sợ nơi này. Tôi vẫn bị đau ở vết bỏng đó
sau nhiều tháng. Bác sỹ nói vết bỏng sâu hơn một tý là là ảnh hưởng đến
xương cột sống. Xem ra tôi thật ra may mắn.
Tôi đã thoát được cái hang hùm
miệng rắn. Nơi mà tất cả nguyên nhân gây lên sự bực dọc, khó chịu, đen đủi của
bà, của mợ và hai em đều là do lỗi tại tôi. Bà ngoại bán hàng không đắt khách
cũng lỗi tại tôi chắn đường bà khi đi chợ, hay vô tình động vào quang gánh của
bà. Các em bị ngã hay đánh nhau cũng lỗi tại tôi. Chúng thoải mái đối xử thô
bạo và tàn nhẫn với tôi còn tôi không được phép nói và làm bất kỳ điều gì làm
chúng không vui. Khi bực dọc hoặc thấy tôi thoải mái vui vẻ là chúng hay bày
trò kết tôi chổng mông vào cái chỗ mà chúng tôn thờ để thỏa sức xông vào
đấm đá tôi túi bụi. Nếu tôi quay lưng về hướng đông, chúng sẽ kết luận tôi
chổng mông vào buồng của bà ngoại. Nếu tôi quay lưng về hướng tây, chúng sẽ kết
luận tôi quay lưng vào buồng của mẹ chúng. Nếu tôi quay lưng về phía nam, chúng
sẽ kết luận tôi quay lưng về phía cây hương ở sân, nơi thờ ông ngoại. Nếu tôi
quay lưng về hướng bắc là chúng sẽ kết luận tôi dám chổng mông vào bàn thờ tổ
tiên. Tóm lại, tôi quay hướng nào cũng sẽ bị chúng đánh cho một chận no đòn.
Nơi đó thật sự là địa
ngục với tôi. Nhưng bà và mợ luôn che mắt được với cả thiên hạ là tôi ở đấy
được đối xử hết sức tốt. Họ đều là những người rất giỏi lá mặt, lá trái. Đến cả
mẹ tôi còn bị lừa và không tin tôi. Thế là tôi không thể nói ra với ai cả. Vì
có nói cũng không ai tin một đứa trẻ được mợ đeo cho đủ mọi loại tội lỗi như
tôi.
Mỗi khi nhà bà ngoại có
dỗ tôi đều cố gắng để không phải bước chân vào cái địa ngục ấy một lần nữa. Và
mẹ luôn vì lý do đấy để đánh chửi tôi thận tệ. Mẹ nghĩ tôi không đi ăn dỗ bố
của mẹ và ông nội của mẹ là bất hiếu. Mẹ đâu biết tôi ghê sợ căn nhà ấy đến mức
nào?
Khi mẹ bắt được chị em
tôi có mặt đầy đủ ở nhà bà ngoại thì mợ lại bắt đầu hằn học. Mợ chỉ muốn hai
chị lớn của tôi xuống đó nấu nướng, dọn dẹp, rửa ráy cho mợ. Còn tôi khi nào cũng là cái
gai trong mắt mợ. Mợ tức tối vì nhà tôi có đến năm miệng ăn mà mẹ chỉ góp có ít
tiền. Thế là mỗi lần nhà bà ngoại có dỗ, tôi và chị gái kế tôi luân phiên nhau
đến nhà bà ngoại ăn dỗ.
Ngày cậu tôi đi nước
ngoài về, cả họ ai cũng mừng. Thấy bà bọc lớn bọc nhỏ cho cậu kẹo đem
biếu anh em họ hàng xa gần. Khi bị bắt buộc phải xuống, nghe nói mối đứa cháu
được cậu cho một phong keo Cao su đem từ bên Nga về. Tôi cũng được dì đưa cho một
phong. Chưa kịp tậm hưởng hương vị ngọt lành của chiếc kẹo. Thì có một đứa trẻ
họ hàng khác mà tôi không biết cũng theo bố mẹ chúng đến chơi. Mợ lập tức bắt
tôi đưa phong kẹo đó cho đứa trẻ kia. Khi thằng bé kia thắc mắc sao phong kẹo
chỉ có bốn cái. Tôi lập tức bị mắng mỏ, và họ đã buộc tôi phải nhả cái kẹo đang
ăn dở ra thì mới chịu ngừng cơn mắng mỏ với tôi.
Tôi nhớ cậu đem từ nước
ngoài về một cái cặp số rất đẹp. Cậu vẫn quang qoác nói với họ hàng là nếu sau này
tôi đỗ đại học sẽ cho tôi để lấy tiếng là người nhân đạo với mọi người. Cả đám
trẻ gồm hai con của cậu, chị tôi và mấy đứa em họ nữa đang chơi trờ dò mật mã
để mở cái cặp số. Bọn chúng đều mở thành công. Đến phiên tôi mở thì bọn chúng được
gọi đi và mợ xông vào kết tội tôi mở cặp số ăn trộm hết số tiền mặt cậu đem về?
Chẳng biết có ai tin không? Nhưng mợ đã sống chết khẳng định điều ấy? Dù cả đám
trẻ mở ra mở vào cái cặp ấy suốt trước sự chứng kiến của người lớn đi qua đi
lại nhưng có thấy đồng tiền nào đó ở đấy đâu? Giả xử trong ấy đựng toàn bộ số
tiền mặt cậu đem từ nước ngoài về, không lẽ lại để cho cả đám trẻ dùng cái cặp số
ấy làm đồ chơi?
Cậu về thì cậu xây
lại căn nhà cũ từ thời bà ngoại xây. Đùng đùng cậu cho người đến nhà tôi chặt
phăng ba cây sung cổ thụ để làm nhà! Mẹ không hài lòng vì cậu không thèm hỏi mẹ
lấy một câu. Nhưng cũng nguôi ngoai, vì dù sao cậu cũng lấy cây của mẹ làm nhà
để có chỗ thờ tự ông ngoại tử tế đàng hoàng hơn. Mà hơn nữa, bao nhiêu cành sung, mợ bảo nhờ anh rể của mợ bổ rồi mợ sẽ trả tiền công toàn bộ. Thấy chị em
tôi nhặt lá, kiếm củi vất vả lên mẹ chẳng nói gì. Mẹ còn phải làm cơm mời mọc
anh rể của mợ vì tưởng ông ta bổ củi không công như lời mợ nói.
Khi củi được
chất đống khô. Mỗi hôm chị em tôi đi về, đống củi bị mất một góc. Rình mò mãi
hóa ra vào các buổi chiều, em dâu mợ đàng hoàng đem quang gánh đến nhà tôi lấy
củi đem về nhà mẹ đẻ của mợ. Khi tôi làm toáng lên thì mới vỡ lẽ, cô ta không
hề đến ăn trộm củi nhà tôi. Chỉ là mợ sai cô ta đến lấy cả hơn nửa đống củi nhà
tôi để bù vào tiền công anh rể mợ bổ củi. Biết thế này ai thèm để anh rể mợ bổ
củi? Mợ còn vênh mặt đẩy tôi lại cho em dâu mợ ghánh một gánh củi to đi trước mắt tôi và nói:
Cả cây sung tao còn lấy được, huống hồ là mấy thanh củi do người nhà nhà tao
bổ! Dù có muốn rút kinh nghiệm thì toàn bộ cây cổ thụ trong vườn nhà tôi đã bị
đốn hạ một cách thảm thương.
Tôi không phán xét mợ tôi là người tốt hay người xấu. Vì đơn giản tôi là đứa cháu chồng thì còn đáng ghét hơn cả đứa con chồng. Mà các cụ xưa từ ngàn đời nay đã có câu ca:
Mấy đời bánh đúc có xương
Mấy đời dì ghẻ lại thương con chồng
Nhưng mợ tôi quả là người rất đáng sợ và mợ rất căm ghét cả gia đình nhà tôi. Nghe nói hai người con riêng của vợ hai cụ tôi đã chết đuối thảm thương ngoài lạch ở sông Hồng khi cùng đi hái dâu với mợ. Trong đó một người đang mang thai. Vậy là ba sinh mệnh đã thành oan hồn nơi bãi sông. Mình mợ may mắn thoát chết trở về. Những người họ hàng của hai người phụ nữ kia đã nghi ngờ mợ ghiết chết họ. Người làng cũng có rất nhiều sự đồn thổi về việc này. Số là vợ cụ ông của tôi đã mất sớm trong đại dịch tả từ ngày xưa lâu lắm rồi. Bà hàng xóm của cụ cũng chồng mất sớm và có mấy cô con gái. Thế là hai cụ phá hàng rào về ở chung với nhau. Chẳng biết có sự mua bán gì không, nhưng sau khi cụ bà vợ hai của cụ tôi mất, cụ tôi lấy luôn mảnh vườn đó. Sau đó ông ngoại được thừa kế, giờ thì đến lượt cậu. Hai người phụ nữ xấu số kia là con hay cháu của cụ bà kia thì tôi không rõ. Họ là hai người kiên quyết đòi lại mảnh vườn của gia đình mình nhiều nhất. Có người còn nói, nếu lần đó họ không bị chết đuối thì gia đình họ đã lấy lại được mảnh vườn đó. Một lần khi tôi còn ở đó, có người đã tìm đếm tận nhà hỏi mợ tôi về sự nghi ngờ đó. Mợ chỉ bảo mợ không bao giờ dám làm điều độc ác như thế! Dù sao hai người phụ nữ đó cũng là vai cô, vai cháu với mợ. Lại còn một người đang mang thai nữa. Mợ còn lấy ví dụ là đã đối xử tốt với tôi như thế nào để chứng minh sự lương thiện của mình!?
Bó tay! Chuyện này dù sao cũng không có bằng chứng. Những khi nghĩ về mợ, tôi thường tưởng tượng ra hình ảnh con rắn hổ lửa đang vươn cao cổ, mắt trợn tròn long lên sòng sọc và mặt mũi đỏ lừ, cằm thì bạnh ra.
Giờ tôi cũng đủ lớn khôn để hiểu cần phải tránh xa gia đình mợ ra để giữ an toàn tính mạng. Không hiểu liệu ở đời có luật nhân quả? Ác giả có ác báo? Nhưng mỗi người có một cuộc đấu tranh của riêng mình. Nếu đã không cùng một chiến hào, tốt nhất nên tránh xa nhau ra.
Tác giả: Phạm Thị Hợi
Xem thêm các bài viết
No comments:
Post a Comment