2014-07-26

Nghĩa tình đồng đội

CHUYỆN TÌNH CHÀNG LÍNH BIỂN
Chương XXII: Nghĩa tình đồng đội
                      Em trai chị Hương học rất giỏi. Ước mơ duy nhất là được tiếp bước cha anh. Trở thành chiến sĩ quân đội nhân dân, phục vụ đất nước. Mẹ chị ủng hộ ước mơ của cậu con trai. Dù biết đó là con đường đi không bằng phẳng với con trai bà. Vì bà hiện giờ đã mang tội mạo nhận cán bộ cách mạng, … có tiền án, lý lịch không trong sạch. Nhưng bà vẫn động viên con theo đảng, theo nhà nước. Đất nước này còn rất nhiều những con người anh dũng chỉ biết hi hinh vì đất nước. Không  thể vì một tên chủ tịch xã tiểu nhân, bỉ ổi mà làm bà mất đi niềm tin với đảng, với chính quyền cách mạng.


                     Con trai bà vào học hệ dân sự của một trường đại học về quân sự.
Bà lại phải nhọc nhằn những nỗi lo toan. Nhưng điều bà uất ức nhất là con trai bà bị đối xử không công bằng vì lý lịch gia đình. Lẽ ra con trai bà phải là đối tượng được ưu tiên hàng đầu mới đúng. Bà đã viết đơn kêu oan khắp nơi. Nhưng đồng đội cũ đã chết và thất lạc gần hết trong chiến tranh. Những người bà vượt đường xa xôi tìm được đến nhà thì cũng đã ra đi cùng tổ tiên hoặc đang định cư ở nước ngoài. Không có gì để xác minh. Trong chiến đấu do điều kiện bí mật họ lại đa phần dùng bí danh. Những người bà nói được rõ tên và quê thì lại không khớp về gia đình, thân nhân. Thế là bà vẫn chưa được minh oan!  Chuyện của bà dần đi vào quên lãng.

                     Con trai bà học hành giỏi giang. Thành tích luôn luôn xuất sắc. Trong một lần đoàn kiểm tra của  cấp trên đến kiểm tra tình hình giáo dục và đào tạo sĩ quan cao cấp của quân đội. Dù con trai bà có thành tích đứng thứ nhất. Nhưng vì lý lịch gia đình không trong sạch nên chỉ được là người cầm cờ cho cậu có thành tích thứ hai đọc báo cáo thành tích của trường. Vị chỉ huy cấp trên là đại tá Lê Tiến  vốn cũng từng là lính chiến đấu ở chiến trường mà bà Hòa công tác. Chú ấy vô cùng sửng sốt trước cậu học viên sĩ quan cầm cờ. Cậu ấy rất giống với một vị ân nhân đã từng cứu mạng và cưu mang chú ấy suốt một thời gian dài bị thương nặng nằm liệt ở chiến trường khốc liệt. Người ấy đã không  tiếc thân mình dìu chú ấy qua mưa bom, bão đạn vào rừng sâu trốn. Không ngại nguy hiểm vào rừng tìm thuốc cứu thương cho chú ấy. Đồ ăn thiếu thốn, chú ấy bị thương quá nặng. Không ăn uống được gì nhiều. Người ấy đã hi sinh cả những dòng sữa ít ỏi của con gái mình, dành cho chú ấy. Sức khỏe khá lên, nhưng lại bị địch phát hiện. Hai người đành chia đôi và chạy qua hai hướng. Hướng đồng chí  ấy chạy, đồng chí tự đánh động để thu hút bọn giặc cùng đội chó săn đuổi theo. Chú ấy cứ nghĩ người ấy đã chết.  Vì chú ấy đã quay lại đó tìm nhiều lần trước khi bắt được liên lạc với đơn vị nhưng không thấy. Chỉ khai trong lý lịch quân nhân là có  một người đàn bà người Cao Lan, bị câm đã cứu sống và anh dũng hi sinh để bảo vệ mạng sống cho chú ấy. Hàng năm vào ngày 27/ 7, chú ấy vẫn trở về nơi đó. Tìm kiếm phần mộ người chiến sĩ cộng sản kiên cường. …
                     Chú ấy nhất quyết muốn xem hồ sơ lý lịch quân nhân của cậu học viên ấy. Vì biết đâu cậu ấy có họ hàng thân tộc với vị ân nhân của mình. Về phía nhà trường thật lòng họ không muốn đưa cho chú ấy xem. Sợ lý lịch gia đình làm ảnh hưởng đến cảm tình của chú ấy với cậu học viên này. Hơn nữa, cậu ấy luôn là học viên xuất sắc, gương mẫu, đi đầu. Lại có tấm lòng nhân ái, sống rất chan hòa và đôn hậu. Ai cũng yêu mến cậu ấy. Nhưng mà chú Lê Tiến có quyền ra lệnh điều ấy. Họ đành phải chấp hành.
                     Khi chú ấy mở  hồ sơ lý lịch của cậu học viên ấy thì vô cùng bị sốc vì tấm ảnh người phụ nữ năm nào nằm ngay ở trang đầu tiên. Tuy mái tóc đã điển bạc, nhưng vẫn đôi mắt tinh danh và sắc sảo ấy. Chú bàng hoàng đọc tiếp, dòng chú thích mẹ: Nguyễn Thị Hòa, dân tộc Kinh, quê quán Mê Linh, Hà Nội. …
                     Trời ơi, thì ra bà ấy không phải là người dân Cao Lan, và bà ấy sống chỉ cách chú có mấy chục cây số. Vậy mà năm nào chú vẫn vượt mấy trăm cây số đường rừng  núi để đi tìm phần mộ của bà. Bà hiện vẫn  sống khỏe tại quê nhưng có tiền án vì mạo nhận cán bộ cách mạng và tình nghi là phản động ….  Tim chú đau nhức, chú ôm ngực gục xuống. Mọi người xô vào lo cho sức khỏe của vị chỉ huy đáng kính. Khi tinh thần khá hơn. Chú cho gọi cậu Hưng con trai bà Hòa vào, trước sự ngỡ ngàng của mọi người. Chú  ôm lấy cậu ấy mà nức nở. Thanh minh cùng mọi người, mẹ cậu ấy không hề mạo nhận là cán bộ cách mạng….  Chính bà ấy đã trực tiếp cứu sống chú ấy. Còn nuôi sống chú ấy bằng bầu sữa ngọt lành của mình suốt một thời gian dài….
                     Cậu học viên  Hưng được cho nghỉ phép mấy ngày để đưa đại tá Lê Tiến về quê thăm mẹ. Hai người gặp nhau trong tuôn chào nước mắt. Ngày đó hai người chạy đi hai hướng khác nhau.  Khi bà thoát được đội chó săn là lính địch. Bà quay lại tìm chú mãi mà không thấy. Cứ nghĩ chú đã bị địch bắt và giết hại.  Ai ngờ …. 
                     Bà cũng kể, vì điều kiện chiến đấu, bà phải mặc áo của đồng bào dân tộc Cao Lan để dễ bề hoạt động. Nhiệm vụ của bà chủ yếu là truyền thông tin về tình hình của quân địch cho quân ta. Hôm ấy khi phát hiện ra một cứ điểm quan trọng của giặc chỉ còn 14 tên lính trấn giữ. Bà bất chấp nguy hiểm vượt qua mưa bon, bão đạn về phía quân ta báo tín gấp. Để quân ta tấn công ngay trước khi địch kịp  bổ sung lực lượng. Trong lần ấy bà đã suýt bị trúng bom, nhưng hơi ép của quả bom nổ gần bà đã lấy đi toàn bộ hai hàm răng của bà. Vì đồng chí chỉ huy bên lực lượng của ta lại đang có cậu em trai bị thương rất nặng nên đã chần trừ trong phương án tấn công. Bà đã cắt mái tóc của mình giao cho đồng chí ấy làm tin. Và thề sẽ lấy tính mạng của mình để đảm bảo sự an toàn của em trai đồng chí ấy. Khi giúp chú Tiến trốn thoát trong rừng sâu, toàn bộ giấy tờ của bà đã bị mất hết trong quá trình lẩn trốn.


                     Sau chiến tranh, bà có khai báo với chính quyền địa Phương về quá trình hoạt động cách mạng của mình. Nhưng mà không khớp. Đồng Chí Lê Tiến trong ban chỉ huy quân sự tỉnh là con cả, không hề có anh trai. Còn đồng chí Phùng Lam thì không hề có em trai cùng chiến đấu ở mặt trận. Đồng chí ấy là con một. Tuy trên hồ sơ quân nhân của các đồng chí ấy đều có ghi những thông tin về một nữ biệt động kiên trung với đảng có những chi tiết trùng khớp với lời khai của bà. Nhưng những điều này đều bị vị chủ tịch xã Khánh ém nhẹm đi. Những đoàn kiểm tra hay thanh tra từ trên về trường hợp của bà Hòa cũng bị ông một mực bưng bít thông tin. Ông còn dùng các mối quan hệ và quyền lực của mình kết tội bà Hòa vì tội cố ý mạo nhận làm cán bộ cách mạng, lừa dối chính quyền để trục lợi. Ông còn vu cho bà tội làm gián điệp cho địch nhưng không đủ bằng chứng nên vẫn để hai chữ “ tình nghi”!  Lý lịch của bà bị nhuộm một màu đen khi bà bị tù treo do những lỗ lực minh oan của mình.
                     Cảm thấy không đấu được với ông chủ tịch xã nữa. Bà đành chỉ biết động viên con cháu học hành giỏi giang và công tác tốt. Thời gian thấm thoắt thoi đưa. Thoáng một cái, mà cũng đã mấy mươi năm trôi qua.
                     Khi biết tin đồng chí biệt động năm xưa vẫn còn sống và đang phải chịu hàm oan. Bác Lam  cũng bị sốc, bác đã tìm đến tận nhà, quỳ xuống xin lỗi bà Hòa. Vì tại bác mà bà Hòa bị oan! Giá ngày đó bác không gọi đồng chí Lê Tiến là em trai. Thì đã không có cơ sự này… Trong chiến đấu, sự sống và cái chết chỉ cách nhau trong gang tấc. Bác Lam và chú Tiến đã cùng quê lại là cùng xóm. Chiến đấu bên nhau trong cùng một tiểu đội có khác chi anh em một nhà. Em trai bị thương nặng, cơ hội ngàn năm có một để đánh chiếm cứ điểm  quan trọng mà không tốn nhiều máu xương đồng đội. Lại cảm phục đồng chí biệt động báo tin không ngại nguy hiểm, dù đã bị thương nặng nhưng vẫn cố báo cho bộ đội ta một thông tin quan trọng. Đành lòng bác đã để lại em trai ở tuyến hai để cùng đồng đội phá vòng vây, tấn công cứ điểm và đã dành chiến thắng.
                     Vậy mà suốt bao nhiêu năm qua, trong lòng Chú Tiến vẫn có một lỗi buồn về người anh cả của mình trong chiến đấu. Chú ấy cứ nghĩ bác Lam vì ham công danh đã bỏ chú ấy lại ở tuyến hai. Còn chú ấy thì may mắn được một người đàn bà dân tộc Cao Lan bị câm cứu sống!
                     Bao đau đớn và hiểu lầm của một thời chiến tranh đã qua. Chú Tiến xin được nhận làm con nuôi của bà Hòa. Thay bà chăm lo cho cậu con trai đang còn trong quân ngũ. Giờ đã thành em trai của chú. Còn Bác Lam, bác trực tiếp đứng ra làm lại hồ sơ cách mạng cho bà Hòa. Chỉ đạo chính quyền xử lý nghiêm chủ tịch xã Khánh vì tội: Lợi dụng việc công, trả thù riêng. Hãm hại người có công với cách mạng. Vì điều kiện công tác bác  Lam không trực tiếp về dự phiên xử. Nhưng bác tuyên bố, nếu bản án không đúng người đúng tội. Chính Bác sẽ khởi kiện lên tòa án cấp cao hơn  trên danh nghĩa cá nhân. Bác ấy giờ đã là một quan chức cấp cao của chính quyền.
       Người cha nuôi của anh tôi trên đảo đã thay anh lập hồ sơ về công trình lọc nước biển thành nước ngọt đầy sáng tạo và hiệu quả của anh đi các cấp, ban, nghành. Cuối cùng, công trình cũng lọt vào mắt xanh của bác Huy có họ hàng xa bên họ ngoại nhà tôi.  Bác ấy làm bên quân đội, chức to lắm. Đầy sao trên cầu vai áo. Tôi cũng không biết nhiệm vụ chính của bác là gì. Nhưng hôm ăn giỗ ở nhà bà ngoại. Thấy bác nói chuyện về công trình lọc nước rất thông minh đã biến nước biển thành nước ngọt của một ông Võ Khâm nào đó ở đảo Trường Sa mà bác rất khâm phục. Bác ấy rất thích thú về hệ thống lọc nước rất thông minh này. Đang có kế hoạch đem hoàn thiện nó để ứng dụng trong toàn quân. …  Tôi lắng nghe không bỏ xót lời nào bác nói. Rõ ràng công trình này là của anh Hà. Đây có thể là việc ăn cắp bản quyền. Có thể ông  Võ Khâm đã nhìn thấy sự tuyệt vời của công trình này từ lâu lên đã lập mưu ép anh tôi buộc phải trở về đất liền để cướp công của anh ấy . Không, tôi không thể điều ấy xẩy ra. Tôi nói to, dạ thưa bác Huy, công trình hệ thống lọc nước ấy không phải của ông Võ Khâm đâu. Mà đó là của bác sĩ quân y Lê Hà, anh con bác bên họ nội nhà cháu. Ông Khâm này là người mạo nhận, là tên ăn cắp bản quyền của anh Hà…. Tôi nức nở!
                     Bác Huy cho người nhà về lấy sơ đồ hệ thống lọc nước đó. Mắt bác mở to, nhìn tôi đầy cảm mến. Nhà bác ở gần nhà bà ngoại tôi. Vốn là người công tư nghiêm minh. Bác có cuộc sống riêng vô cùng mẫu mực khiến ai ai biết chuyện cũng vô cùng ngưỡng mộ. Tôi biết chắc, nếu ông Võ Khâm đã ăn cắp bản quyền hệ thống lọc nước của anh tôi. Chắc chắn ông ấy sẽ bị trừng trị thích đáng. Trong lòng tôi đang hoan hỉ vì một tên giả danh sắp bị trừng trị. Thể nào mà ông ta đã vất vả đi hết cơ quan này đến sở nghành khác để xin đăng ký cấp bằng sáng chế. Rồi đưa lên cấp trên để xin phát triển hệ thống ra toàn quân. Cũng như  trong nhân dân ở các huyện đảo và các vùng đồng bằng duyên hải. Cũng phải thôi. Ông ấy sẽ được tiền bản quyền sáng tạo. Ông ấy sẽ được tôn vinh…

                     Tôi đang mải nghĩ thì sơ đồ hệ thống lọc nước được đưa đến. Chúng được kẻ vẽ hết sức chuyên nghiệp trên một tờ Ao. Người lập hồ sơ về công trình này và trực tiếp làm việc với các sở ban nghành đúng là vị chỉ huy Võ Khâm. Nhưng  ở góc phải của bản vẽ là một bảng chỉ dẫn nhỏ: Tác giả của công trình sáng tạo là Bác sĩ Lê Hà. Cả nhà vỡ òa sau im lặng. Hóa ra bác Võ Khâm đã không mạo nhận để cướp công người khác. Hóa ra tôi đã không nói phét về một người anh bên họ nội rất tài giỏi của mình. … Tôi thì không thể hiểu sao bác Võ Khâm lại vất vả đem công trình của anh tôi đi xin chứng nhận này, bản quyền khác. Bác ấy sẽ được lợi lộc gì nếu công trình của anh tôi được ứng dụng rộng rãi? Dù sao thì tôi cũng thầm xin lỗi vì những võ đoán hồ đồ về bác khi nãy. Tôi cũng phải cảm ơn bác vì đã vất vả đưa những sáng tạo của anh tôi đến với mọi người để anh tôi lại được tôn vinh. Tôi thấy bác Huy nói công trình này sẽ được  tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện để được coi là công trình điểm của bộ quốc phòng. Trước mắt sẽ đem ứng dụng rộng rãi trong toàn quân. Bác ấy còn chỉ ra một số khâu trong hệ thống lọc nước cần phải sửa lại trước khi sản xuất hàng loạt. Cũng phải thôi, anh tôi là một bác sĩ, không phải một doanh nhân. Tôi lắng nghe và ghi nhớ cẩn trọng những điều bác nói. Rồi gọi điện báo tin vui cho anh tôi.
                     Anh tôi cũng rất vui mừng và hạnh phúc. Anh nói: hoàn thiện cái gì nữa. Anh đã nghiên cứu ra một quy trình rất hoàn hảo. Còn vị mặn trong nước là do mọi người vặn chỗ xác cốt không chặt! Tôi bảo anh cũng cần lưu ý những ý kiến điều chỉnh của bác Huy. Dù sao bác ấy cũng là người phê duyệt công trình của anh. Và anh cũng lên tranh thủ dịp này ra thăm đảo. Anh em và đồng bào hẳn rất nhớ anh. Ở đó anh được coi như một anh hùng, một huyền thoại sống. Tôi còn huyên thuyên kể chuyện với anh là chính bác Võ Khâm đã đi cạy cục khắp nơi để đăng ký bản quyền sáng tạo cho công trình của anh. Mong anh đừng giận bác nữa. Bác ấy cũng coi anh như một cậu con trai. Nhưng mà bác ấy yêu anh theo cách của bác trai nhà mình…
                     Tôi cũng vui mừng thông báo với anh là anh sẽ nhận được tiền bản quyền sáng tạo. Anh có thể nhận một lần hoặc nhận theo sản phẩm được sản xuất ra. Anh cười vui nói: Nhận tiền bản quyền một lần chứ còn gì nữa.  Công trình là của anh, nhưng không phải chỉ mình anh tạo lên nó. Còn cả anh em trên đảo đã đi xúc cát, đục đá cho anh. Họ đã giúp anh rất nhiều. Anh sẽ ra thăm đảo để sửa lại một chút hệ thống lọc nước của mình. Anh cũng sẽ cám ơn bác Khâm! Và mua nhiều quà đem ra tặng họ.
                     Và công trình lọc nước của anh tôi được tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện quy trình của hệ thống lọc nước rồi đem ứng dụng nó trong toàn quân. Anh tôi được nhận tiền bản quyền sáng tạo. Mọi người lại được dịp nức nở khen anh. Cái thằng vừa có tâm lại có tài!

                     Toàn bộ máy móc và thiết bị y tế anh mua tặng đảo, giờ được định giá và chuyển tiền vào tài khoản của anh, cộng thêm cả lãi suất ngân hàng. Vì giờ các đảo đã được nhà nước cấp kinh phí để mua các loại máy móc ấy. Thế là vị chỉ huy trên đảo đã lấy số tiền đó trả cho anh. Coi như anh đã cho đảo vay tiền mua trước máy móc và trang thiết bị y tế. Anh tôi không muốn thế. Anh chỉ định nhận tiền lô thiết thị y tế cuối cùng. Nhưng mà họ đã không đồng ý. Họ chỉ nhận của anh một tấm lòng với đảo. Chắc họ biết giờ anh tôi đang rất cần tiền.

Còn nữa .....
                                                                  Tác giả: Phạm Thị Hợi

Xem thêm các bài viết

>> Chương IIGia đình bác tôi

>> Chương III: Anh Hà và chị Hương

>> Chương IV: Chuyện sau lũy tre làng

>> Chương VKẻ thứ ba xấu xa



No comments:

Post a Comment