CHUYỆN TÌNH NGƯỜI LÍNH BIỂN
Chương XVII: Sự thật bất ngờ
Theo
sự hướng dẫn của người đàn bà phúc hậu, tôi tìm được nhà chị Hương. Thấy dáng
chị đang kẻ vẽ để cắt may. Tôi đang định chạy ào vào nhà chào chị, thì mẹ chị
vừa chút túi khoai tây cho chị vào góc nhà đi ra. Bà tát bốp vào khuân mặt vẫn
còn rất xinh đẹp của chị tôi một cái. Tôi sững lại, vội chui tọt vào vườn quan
sắt tình hình. Chẳng biết chuyện gì đang diễn ra trong đó nữa. Căn nhà chị ở
nhỏ xíu, trống hoác và chẳng có đồ vật gì quý giá, nhưng rất sạch sẽ và tinh
tươm.Tôi thấy bà chỉ mặt chị Phương nói giọng đầy hờn giận. Vì mày mà tao phải trốn
chui, chốn lủi và thành con tù, con tội, xấu hổ không dám ngẩng mặt nhìn ai. Tao
đã bảo mày, đã như thế thì đừng có đẻ ra hai thằng đó rồi mà. Bây giờ thì một
nách hai con giữa đồng không mông quạnh thế này. Thế có khổ cho thân tôi không?...
Bà giậm chân bình bịch! Chị Hương nói: Kìa mẹ! Bọn trẻ nghe được bây giờ! Rồi chị ôm mặt khóc. Mẹ chị Hương cũng tức tưởi khóc. Tội nghiệp chị Hương quá. Nhưng sao lại có tới hai đứa bé, từ ngày anh Hà cưới vợ, họ chưa từng gặp lại nhau mà.
Bà giậm chân bình bịch! Chị Hương nói: Kìa mẹ! Bọn trẻ nghe được bây giờ! Rồi chị ôm mặt khóc. Mẹ chị Hương cũng tức tưởi khóc. Tội nghiệp chị Hương quá. Nhưng sao lại có tới hai đứa bé, từ ngày anh Hà cưới vợ, họ chưa từng gặp lại nhau mà.
Dù
thế nào thì anh tôi vẫn sẽ yêu chị Hương. Và tôi tin chị Hương cũng chỉ yêu một mình anh tôi. Chỉ cần như thế là đủ.
Hai đứa bé là con của chị Hương. Dù không phải là con anh nhưng tôi biết chắc
rằng anh tôi sẽ vẫn yêu thương chúng như con ruột của mình. Vì đó là con của
chị Hương, tình yêu một đời của anh.
Tôi
thấy có hai đứa bé trạc tuổi nhau đang lấy chân be đất ngăn hướng dòng nước
chảy từ khu vực sân giếng. Trời ơi! Hai đứa bé mỗi đứa một kiểu nhưng mà giống
anh tôi quá. Một đứa vừa giống anh, vừa giống chị. Còn một đứa thì giống anh
tôi như tạc. Tôi chắc đó là hai anh em sinh đôi. Tôi chay lại. Và ấp úng mãi
không nói được lý do tôi xuất hiện trước mắt hai đứa trẻ. Hai đứa bé cũng chẳng
mấy quan tâm. Chúng đang rất buồn vì mới biết bố chúng chỉ là bố nuôi. Và chúng
chỉ là cháu nuôi của ông bà nội. Còn bố chúng là ai? Sao lại bỏ rơi ba mẹ con
chúng nó? Chúng thấy buồn và mặc cảm, không muốn đến
lớp nữa….
Tôi
thương hai đứa nhỏ quá. Mặc dù sức khỏe chưa đảm bảo. Tôi vẫn xung phong đào
giúp chúng cái rãnh thoát nước. Tôi biết việc đó có thể làm tôi phải nhập viện.
Nhưng mà tôi rất vui khi giúp được chúng. Tôi muốn chúng được hưởng một chút
hơi ấm từ gia đình bên nội. Tôi cũng cố gắng tạo ra tiền đề tư tưởng tốt để hai
đứa bé dễ dàng tiếp nhận một sự thật về một người cha đang héo hon đi từng ngày
vì mong nhớ mẹ nó. Vả lại chuyện đào kênh dẫn nước, tôi cũng có chút kinhnghiệm.
Lân
la hỏi chuyện, tôi mới được biết. Thì ra năm xưa vì không đồng xu dính túi, đứa
bé trong bụng ngày càng lớn lên. Không muốn đứa con trong bụng phải mang tiếng
xấu. Chị đã bằng lòng lấy một anh cũng làm việc trong quân đội hết lòng yêu
thương hai mẹ con chị. Sau khi cưới, lấy cớ sợ ảnh hưởng đến đứa bé, chị nhất
định không cho anh động vào người chị. Sau khi sinh, thì là thời kỳ ở cữ. Chị
cứ kiếm cớ này, cớ khác thoái thác nghĩa vụ làm vợ với anh. Với lại anh thì
đóng quân nơi xa. Cả năm có khi về nhà được có vài ngày. Khi ấy là dịp cha con,
anh em, bạn bè làng xóm gặp gỡ thế là chị có rất nhiều cơ hội để vẫn chỉ là cô
em gái nuôi của anh. Ở nhà hai bố mẹ già của anh, một tay chị chăm sóc thuốc
thang. Ai cũng khen chị, bố mẹ anh thương yêu chị như con gái. Anh vẫn âm thầm chịu đựng việc chưa một lần
được làm chồng với chị. Anh yêu chị nhiều vô cùng. Bố mẹ anh cũng rất hài lòng
về nàng dâu thảo hiền và hai đứa cháu nội sinh đôi đẹp như tranh vẽ.
Xung
đột nho nhỏ nổ ra khi chị kiên quyết để hai đứa trẻ lần lượt tên là Sơn , Hải
và mang họ Lê của anh tôi! Gạt đi rất nhiều cái tên hay ho và ý nghĩa mà bố mẹ
chồng chị nhọc sức nghĩ ra. Chồng chị thuyết
phục chị mãi chẳng được. Anh đành thuyết phục gia đình rằng anh muốn con anh
theo họ của mẹ, sau này làm giáo viên giống mẹ. Không làm bộ đội đi biền biệt
quanh năm như anh! May mà chị Hương cũng họ Lê. Lúc này chị đã hoàn thành xong
khóa học bổ túc phổ thông và đang là sinh viên năm nhất của đại học sư phạm Hà
Nội. Chị vốn là người rất giỏi mà. Vừa học vừa làm thêm lấy tiền nuôi con, chăm
sóc hai bố mẹ chồng già yếu. Cả gia đình anh lại xuề xòa bỏ qua.
Ngay
cả khi chị đã thú nhận tất cả sự thật với gia đình anh. Nhưng bố mẹ anh cũng
vẫn hết lòng yêu thương và vun vén cho chuyện của chị với con trai ông bà. Bởi
qua bao nhiêu năm tháng sống chung. Họ hiểu hơn ai hết người con dâu nhân hậu
và tài giỏi này. Đi khắp thiên hạ này, dễ gì tìm được người thứ hai như chị. Lại
thương cảm cho hoàn cảnh éo le mà chị gặp phải. Xót thương cho hai đứa bé ngoan
hiền, khỏe mạnh. Tiếc là anh Điểm lại là con trai một. Anh lại là cán bộ nhà
nước, không thể sinh con thứ ba. Thế nên trong lòng ông bà vẫn lặng lẽ một lỗi buồn nhưng
không dám nói ra sợ chị Hương buồn.
Năm
tháng trôi đi, anh Điểm chuyển được công tác về gần nhà hơn. Mỗi tuần anh về
nhà một lần. Và anh thì cũng đã quá bức
xúc vì bao năm có vợ mà lại không được làm chồng. Anh bắt đầu tỏ ra ghen tuông,
hờn giận và nhất định đòi quyền được làm chồng của mình với chị. Hiểu được lỗi
lòng bố mẹ chồng. Lại không thể đón nhận tình cảm với anh Điểm. Chị âm
thầm đem hai đứa nhỏ dọn về quê sinh sống. Với tấm bằng đại học tại chức, lại
là người rất có năng lực. Chị dễ dàng được nhận vào làm ở một trường
cấp 3 mới thành lập tại nơi thôn quê nghèo khó. Danh tiếng về một cô
giáo Hương dậy giỏi và xinh đẹp bao chùm cả làng quê nhỏ bé. Chẳng ai còn nhớ
tới một cô Hương thợ may, khéo tay may giỏi cả.
Ban
đầu chị thuê một cái quán nhỏ cuối làng vừa để ở và mở thêm hiệu may đo tăng
thu nhập. Nhưng gia đình nhà chủ có một ông chồng chuyên cờ bạc lại nát rượu.
Biết chắc gia sản, ruộng vườn sớm cũng bị ông ấy nướng vào chiếu bạc đỏ đen. Thế
là bà vợ bèn đề nghị bán luôn nửa cái vườn ấy cho chị Hương. Chị Hương sẽ trả
tiền mua đất hàng tháng bằng tiền lương giáo viên của mình. Tiền ấy đảm bảo
việc hai đứa con bà chủ được ăn học đàng hoàng cho đến khi tốt nghiệp đại học
và có công ăn việc làm ổn định. Tuy biết làm vậy là hơi thiệt. Nhưng vì thu nhập
bấp bênh của nhà nông và ông chồng không bỏ được tính đỏ đen. Nếu chị Hương trả
một khoản tiền lớn ngay. Thì chồng bà ấy chắc chắn ngay lập tức sẽ nướng vào chiếu bạc. Thế nên
bà chẳng tiếc làm gì. Bà chỉ là một người phụ nữ nông dân. Cả đời chỉ biết bán
mặt cho đất, bán lưng cho trời. Khát khao duy nhất của bà là mong cho con cái
được ăn học đàng hoàng. Có nghề có nghiệp tử tế không phải khổ như bà. Với lại
bà cũng thấy yêu mến và thương xót cô
giáo Hương.
Chị
Hương như người chết đuối vớ được cọc, mừng quýnh. Bao nhiêu tiền gom góp trả
trước cho bà ấy một khoản cho con bà ấy đóng tiền nhập học. Số còn lại trả dần
theo tháng. Cũng từ đó chị lại phải vất vả nhiều hơn. Cuộc sống của ba mẹ con
chỉ dựa vào cái tiệm may nhỏ xíu ở nơi khuất nẻo cuối làng. Ngoài giờ lên lớp
chị lại cặm cụi may may, vá vá. Chị nhận dậy thêm cho các thợ may khác. Khi ra
nghề họ dễ dàng vượt mặt chị nhờ những vị trí đắc địa của cửa hàng mà họ có.
Chị buồn lắm. Biết là mình càng dậy ra nhiều học sinh nghành may, càng nhanh mất
nghề. Ai bảo chị dậy giỏi quá? Ai bảo chị truyền hết nghề cho họ? Nhưng vì tiền
ăn, tiền học của các con. Chị vẫn làm điều đó.
Hai
đứa bé lớn lên, một đứa giống cả hai anh chị. Một đứa giống anh tôi như tạc.
Một đứa ước mơ làm doanh nhân. Một đứa ước mơ làm bác sĩ chữa bệnh cứu người.
Một đứa đang mơ ước sở hữu một chiếc xe đạp đua đắt tiền. Có được cái xe đó, bé
sẽ đi phát tờ rơi quảng cáo cho tiệm may của mẹ được nhanh và nhiều hơn. Một
đứa chỉ đang mơ ước được có … bố ruột! … Hai đứa bé năm học nào cũng chia nhau xếp thứ nhất và thứ hai trong lớp.
Chia nhau làm chức lớp trưởng và bí thư trong lớp. Chúng là trọn vẹn tình yêu
của chị Hương. Là một phần máu mủ của anh Hà bên chị. Hai đứa bé là nguồn sống,
là hơi thở và là nghị lực phi thường của chị trong cuộc mưu sinh.
Ngoài
giờ đi học, chúng chia nhau đi khắp đầu làng cuối xóm phát tờ rơi quảng cáo về
hiệu may của mẹ. Vì thế mà tiệm may của chị ngày càng đông khách. Cuộc sống của
ba mẹ chị con đỡ vất vả hơn. Chị đang tính quây hàng rào ở khoảng đất trống cuối vườn. Thả mấy con gà cho bọn trẻ
chăm sóc. Rồi cả nhà sẽ có thêm trứng để ăn! …
Nhưng
hai đứa trẻ con bà chủ nhà đã ăn học xong. Công ăn việc làm đang dần tạm ổn.
Mấy bữa trước bà có qua nhà nói chuyện với chị Hương. Bà bảo chị lo tiền trả gọn một món tiền đất cuối cùng. Để
con bà làm của hồi môn khi đi lấy chồng. Bà bảo chị trả được đến đâu, bà sẽ làm
sổ đỏ cho mẹ con chị đến đó. Vậy là xong! Đất đang lên giá từng ngày, mà họ vẫn
đang nhận tiền hàng tháng của chị Hương theo giá thỏa thuận từ hàng chục năm
trước.
Chị Hương
lại phải tất bật chạy đôn chạy đáo lo toan. Chị cố mua cho được cả nửa mảnh
vườn đó. Chị muốn có chỗ trồng thêm luống rau, nuôi thêm con gà. Bọn trẻ có
thêm khoảng không gian thoáng mát để chơi đùa. … Vả lại, từ nhỏ bọn trẻ vẫn
nghĩ đó là vườn nhà mình đã mua, chỉ chưa trả hết tiền thôi. Giờ một nửa vườn
sắp không còn là của gia đình chúng. Chị sợ chúng bị tổn thương! Thế là chị lại
phải nhọc nhằn trong chuỗi ngày mưu sinh.
Tác giả: Phạm Thị Hợi
Xem thêm các bài viết
>> Chương III: Anh Hà và chị Hương
>> Chương IV: Chuyện sau lũy tre làng
>> Chương V: Kẻ thứ ba xấu xa
>> Chương VI: Sự đổ vỡ của tình yêu
>> Chương VII: Cuộc hôn nhân ép buộc
>> Chương VIII: Cuộc chiến sinh tồn
>> Chương IX: Sự thật được phơi bày
>> Chương XI: Tài năng được thăng hoa, lỗi buồn lắng đọng lại
>> Chương XII: Huyền thoại sống trên đảo đá
>> Chương XIII: Tình yêu bất diệt trong trái tim người lính
No comments:
Post a Comment