2014-10-23

Nghệ Thuật Sống Cao Nhất

                   Sông có khúc, người có lúc. Đến vua chúa khi xưa cũng có lúc rơi vào đói khát, cơ cực vì chạy loạn, nói chi đến hạng thứ dân như chúng ta? Thực tế không ít những tỷ phú nổi tiếng thế giới mà cũng có ngày trắng tay.  Những đại gia bất động sản từng giàu có khét tiếng,  bỗng chốc nợ lần ngập đầu không còn khả năng trả nợ. Có người không thể đối mặt với thực tế và tự sát. Và còn biết bao nhiêu người đang công thành, danh toại trong xã hội từng rơi vào cảnh cùng khốn? Họ có thể nhờ may mắn mà thoát nạn. Nhưng đa phần là có được người giúp sức.
                 Tôi có một cậu bạn học chung thời phổ thông. Nhà cậu ấy làm chủ thầu xây dựng vô cùng giàu có. Cậu ấy là một chàng công tử bột được cưng chiều hết ý. Đùng một cái công trình xây dựng bố cậu ấy làm không lấy được tiền do sai kỹ thuật. Nhà cậu ấy phá sản, nợ nần ngút đầu.
     Dịp ấy rất nhiều chủ thầu xây dựng trong làng phá  sản. Có lẽ nhà nước đã siết chặt cơ chế quản lý nghành xây dựng. Đa phần họ không còn khả năng trả nợ, lên đành trơ mặt cho thiên hạ chửi. Chửi chán thì thôi, chứ sao đòi được nợ họ nữa? Vì thông thường, một chủ thầu xây dựng phá sản sẽ bị nợ tiền công của khá nhiều thợ thuyền, nợ tiền vật tư, … Lâu rồi thành quen, nghe phong phanh nhà ai sắp phá sản, là các chủ nợ ùn ùn kéo đến bắt nợ. Ai đến trước còn khua khoắng được cái gì, chứ những người đến sau coi như mất trắng! Nhiều nhà còn nhất định không cho chủ nợ đến siết nợ bằng đồ đạc. Nếu chủ nợ cố ý siết nợ bằng đồ đạc thì sẽ bị vi phạm pháp luật. Thế lên có rất nhiều chủ nợ thì đói khát khổ sở, trong khi con nợ vẫn sống khá ung dung. Họ không có ý trả nợ, và cũng gần như không có khả năng trả nợ. Đương nhiên là họ phải chịu nhục mặt với các chủ nợ để giữ lại chút tài sản cho gia đình mình.
                   Riêng  nhà cậu ấy thì không thế. Bố mẹ cậu ấy khảng khái tuyên bố: Nhưng mà trở nợ bằng cách nào? Bố mẹ cậu ấy lại ra tuyên bố: Ai muốn bắt nợ gì thì cứ bắt nhưng mà với giá rất cao! Ai không bắt nợ thì cho vợ chồng họ nợ, từ từ họ làm việc và trả dần!
                   Nói vậy chứ chẳng chủ nợ nào tin bố mẹ cậu ấy nữa cả. Vỡ nợ, phá sản trong xây dựng thường là với số tiền lớn. Làm cả đời không trả nổi nợ. Họ kéo nhau đến nhà cậu ấy bắt nợ. Nhà cậu ấy cho bắt hết, thích bắt gì cho bắt cái đấy. Đến cái áo phông đang mặc trên người vì chủ nợ thích, anh trai cậu ấy cũng lột ra gán nợ cho chủ nợ ngay giữa sân trường. Và anh ấy phải cởi trần khiến tôi ứa nước mắt xót sa cho gia cảnh anh ấy. Ngưỡng mộ máu anh hùng, quân tử của anh ấy. Nhưng gia đình tôi khi đó cũng lâm vào hỗn loạn có khi còn tệ hại hơn cả nhà anh ấy nữa, lên cũng chẳng thể làm gì giúp anh ta cả!
                     Và nhà cậu ấy có gì giá trị các chủ nợ đều bắt hết. Cái gía gán nợ cho chủ nợ rất đặc biệt. Con gà công nghiệp ở ngoài chợ có khi có giá 30 nghìn, ở nhà anh có khi có giá 300 nghìn! Nhưng chủ nợ vẫn ùn ùn đến bắt, vì họ sợ mất trắng. Thế là với những cái giá trên trời của tài sản trong nhà. Cộng với sự lao động cần cù của cả gia đình để có tiền sống và trả nợ theo một kiểu đặc biệt. Cuối cùng nhà cậu ấy đã trả hết nợ. Đó thật sự là một kỳ tích. Không một gia đình chủ thầu xây dựng nào trong làng bị phá sản mà làm được điều ấy. Nhưng họ không có vốn làm ăn lên chỉ làm công cho người khác!
                    Rồi may mắn đã mỉn cười với gia đình cậu ấy. Một người chủ thầu xây dựng giàu có khác, trước kia được bố cậu ấy từng giúp vốn làm ăn. Nay nhà cậu ấy gặp nạn, không còn vốn làm ăn, phải đi làm thuê. Ông ta đã giúp vốn cho nhà cậu ấy làm ăn. Có vốn cộng với kinh nghiệm, tài năng sẵn có. Gia đình cậu ấy giờ lại phất lên như diều gặp gió. Đã lại trở thành một đại gia danh tiếng của vùng!
                   Thế mới biết, ở hiền thì lại gặp lành. Những người nhân đức trời dành phúc cho. Nghệ thuật sống cao cả nhất là sống phải làm sao để luôn được ngẩng cao đầu mà sống. Sống làm sao để luôn chừa một đường lui cho mình. Sống thế nào để có lợi cho mình nhất. Không may sa cơ lỡ vận nhưng ta vẫn có người giúp sức.


                                                        Tác giả: Phạm Thị Hợi

Xem thêm các bài viết

No comments:

Post a Comment