2015-04-26

Mâu Thuẫn Đất Đai


       Có thể nói, trong xã hội ta ngày nay. Mâu thuẫn về đất đai là căng thẳng và nguy hiểm nhất. Anh em ruột thịt đâm chém, giết hại nhau. Họ hàng, hàng xóm thù hận, hãm hại nhau, vợ chồng, cha con ám sát nhau ... Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do nhiều yếu tố.

       Thứ nhất, do người dân có thói quen không tuân thủ luật pháp. Họ vẫn sống theo nề thói tư duy từ nhiều đời nay. Con trai, cháu trưởng luôn chiếm phần nhiều. Thậm chí còn chiếm tất. Phận gái đi lấy chồng thường chẳng có gì. Vì con trai, cháu trai lấy đất để còn thờ cúng ông bà tổ tiên. Con gái lấy chồng thì lại đi lo cho gia đình, dòng tộc nhà khác. Nhiều gia đình có toàn con gái còn bị cháu trai con bác con chú hoặc họ hàng bên nội chiếm hết nhà cửa đất đai để sau này ... cúng! Nếu có sự đột biến trong lối tư duy này của một người trong cuộc sẽ sinh ra mâu thuẫn. Ai cũng nghĩ mình đúng, mình là chính nghĩa. Thế là mâu thuẫn ngày càng sâu sắc và trở thành bạo động có vũ trang.
      Thứ hai do đất đai ở Việt Nam ngày càng có giá. Tấc đất tấc vàng, tấc đất tấc bạch kim, tấc tấc đất tấc kim cương, tấc tấc đất tấc đá quý! Giá trị một suất đất dù ở thành phố hay nông thôn có thể góp công sức lao động cả đời của một người cũng không mua được. Đất đai của Việt Nam hiện nay đắt nhất thế giới. Tâm lý của nhân dân ta là ai cũng muốn sở hữu đất đai. Dù thế nào đi nữa, ở nhà của mình vẫn hơn. Và việc " không có nổi một tấc đất cắm rùi" là điều sỉ nhục nhất của mỗi người. Vì thế mâu thuẫn về tranh chấp đất đai càng trở lên sâu sắc.
     Thứ ba do người dân có thói quen sống vô chính phủ. Nước Việt Nam được xếp vào tốp xây dựng, kiện toàn luật pháp loại nhiều nhất thế giới. Còn việc tuân thủ luật pháp của người dân thì lại bị xếp vào nhóm thấp nhất thế giới. Người dân vẫn có câu nói vui thế này" Việt Nam nhiều luật như rừng còn người dân thì quen dùng luật rừng". Thế là các mua bán tài sản lớn như đất đai họ cũng chỉ dựa vào uy tín, lời nói, giấy tờ viết tay là được. Đến khi một bên không thỏa mãn quyền lợi, phá giao kèo thì phát sinh mâu thuẫn giữa hai bên. Một bên dựa vào luật pháp, một bên dựa và luật ... đời không bên nào chấp nhận lý lẽ của bên nào.
     Và còn muôn vàn lý do dẫn đến mâu thuẫn đất đai rồi gây ra hậu quả nghiêm trọng nữa. Để giải quyết dứt điểm tình trạng này. Tự mỗi người dân cần có ý thức tuân thủ pháp luật. Coi pháp luật là kim chỉ nan cho mỗi hành động, là thước đo để giải quyết các mâu thuẫn phát sinh trong mọi lĩnh vực của cuộc sống.
                                                                  Tác giả: Phạm Thị Hợi
                                                                        


No comments:

Post a Comment