Thế là tết đã đến thật rồi! Không khí tết tràn
ngập khắp nơi nơi. Đã trải qua 30 cái tết rồi mà tôi vẫn cảm nhận được nguyên
vẹn cái cảm giác hồi hộp, rạo rực và nô nức mỗi khi tết đến xuân về!
Có lẽ chẳng nơi nào trên
thế giới có cái tết cổ truyền đẹp như ở Việt Nam !
Vì dân ta từ xưa đến nay vẫn coi tết Nguyên Đán là dịp lễ lớn nhất trong năm. Đây là dịp để nhà nhà trang hoàng lại nhà cửa. Vì cả năm mới có một dịp tết mà! Ai cũng cố gắng xây dựng, sơn sửa nhà sao cho xong trước tết. Hoặc nhân dịp năm mới sắp đến nhiều thì sơn sửa lại nhà, ít thì cọ rửa sạch sẽ các vật dụng trong nhà, mua thêm vài tờ tranh mới, vài giỏ hoa mới … Tết còn là dịp sắm sửa đồ gia dụng lớn nhất trong năm. Nào thì ti vi, tủ lạnh, máy giặt, vi tính, loa đài, đồ dùng nhà bếp … Vì tết cũng là dịp mọi nhà có mức chi cho thực phẩm lớn nhất trong năm mà. Từ xưa dân ViệtNam ta dù nghèo đến
mấy cũng cố sắm cho có một cái tết đầy đủ vì đó cũng là lời cầu ước cho một năm
mới ấm no và hạnh phúc! Thế nên dân ta vẫn hay nói “ ăn tết” là thế. Mâm cỗ tết
truyền thống mọi nhà đều có thật nhiều món, tuy theo từng vùng có sự khác nhau
chút ít nhưng món ăn đặc trưng nhất của mâm cỗ tết Việt là món: bánh trưng! Dù
người Việt ở đâu, khắp năm châu bốn biển nhưng hình ảnh cái bánh trưng to vẫn
là hình ảnh của ngày tết quê hương.
Tết Việt là dịp để cháu con xum vầy, cùng nhau ăn với nhau bữa cơm thân mật và ấm cúng. Tết còn là dịp tưởng nhớ đến ông bà tổ tiên, bởi thế trên bàn thờ gia đình người Việt nào trong 3 ngày tết cũng nghi ngút khói hương. Mâm cơm cúng luôn được cháu con trân trọng nhất. Tết cũng là dịp để anh em, bạn bè tụ tập hàn huyên sau một năm làm ăn bận rộn. Tục đi lễ tết của người Việt cũng rất độc đáo. Ngày xưa các cụ quy định rất rõ ràng: Mồng một tết cha, mồng hai tết mẹ, mồng ba tết thầy. Ngày nay quan niệm này nhẹ nhàng hơn nhiều, thường thì mồng một đi chúc tết các bậc bề trên, mồng hai đi chúc thầy cô, xếp, bạn bè, mồng ba tiễn đưa tổ tiên về trời!
Vì dân ta từ xưa đến nay vẫn coi tết Nguyên Đán là dịp lễ lớn nhất trong năm. Đây là dịp để nhà nhà trang hoàng lại nhà cửa. Vì cả năm mới có một dịp tết mà! Ai cũng cố gắng xây dựng, sơn sửa nhà sao cho xong trước tết. Hoặc nhân dịp năm mới sắp đến nhiều thì sơn sửa lại nhà, ít thì cọ rửa sạch sẽ các vật dụng trong nhà, mua thêm vài tờ tranh mới, vài giỏ hoa mới … Tết còn là dịp sắm sửa đồ gia dụng lớn nhất trong năm. Nào thì ti vi, tủ lạnh, máy giặt, vi tính, loa đài, đồ dùng nhà bếp … Vì tết cũng là dịp mọi nhà có mức chi cho thực phẩm lớn nhất trong năm mà. Từ xưa dân Việt
Tết Việt là dịp để cháu con xum vầy, cùng nhau ăn với nhau bữa cơm thân mật và ấm cúng. Tết còn là dịp tưởng nhớ đến ông bà tổ tiên, bởi thế trên bàn thờ gia đình người Việt nào trong 3 ngày tết cũng nghi ngút khói hương. Mâm cơm cúng luôn được cháu con trân trọng nhất. Tết cũng là dịp để anh em, bạn bè tụ tập hàn huyên sau một năm làm ăn bận rộn. Tục đi lễ tết của người Việt cũng rất độc đáo. Ngày xưa các cụ quy định rất rõ ràng: Mồng một tết cha, mồng hai tết mẹ, mồng ba tết thầy. Ngày nay quan niệm này nhẹ nhàng hơn nhiều, thường thì mồng một đi chúc tết các bậc bề trên, mồng hai đi chúc thầy cô, xếp, bạn bè, mồng ba tiễn đưa tổ tiên về trời!
Vào ngày tết, ai cũng vui
vẻ, mọi người đều được nghỉ ngơi, và làm các món ăn ngon để cúng tổ tiên rồi
cùng nhau thưởng thức, không ai nói nặng lời ai cả mất giông cả một năm mới.
Trẻ con thường được xúng sính trong những bộ quần áo mới và được người lớn mừng
tuổi bằng tiền. Quê tôi thường gọi là” phát vốn” và được nhận những lời chúc
tốt đẹp như ngoan ngoãn, học giỏi, khỏe mạnh và hy vọng đứa bé sau này lớn lên
sẽ giàu có. Người già thì thường được con cháu và xã, phường tổ chức những bữa
đại tiệc mừng thọ, ngày tết thì con cháu mừng tuổi các cụ thường thì bằng tiền.
Ngày xưa, vào lúc giao
thừa là tiếng pháo nổ rộn rã, hương vị tết như thế mới thật rất đậm đà. Nhưng
do nhà nhà đốt pháo, người người đốt pháo nên đã gây ra rất nhiều tai nạn
thương tâm khi sản xuất, tiêu thụ và sử dụng pháo nổ thế nên hiện nay nhà nước
đã cấm sử dụng. Thế nhưng không vì thế mà mất đi cái cái không khí tết đậm đà
của thời khắc giao thừa. Vì chính quyền thường tổ chức các điểm bắn pháo hoa
tập trung tại các trung tâm văn hóa, chính trị… Và các bạn thanh niên, nam nữ,
người già người trẻ nô nức kéo nhau ra đường để tận hưởng cho hết cái thời khắc
rất đặc biệt của sự chuyển giao giữa một năm cũ và một năm mới và xem bắn pháo
hoa. Mọi người gặp nhau đều tươi cười hớn hở nói câu chúc mừng năm mới và những
lời chúc tốt lành cho một năm mới sắp đến. Rồi mọi người đến các đền chùa để
xin lộc nhà chùa và cầu cho một năm mới tốt lành cho cả gia đình. Khi trở về
nhà họ cố hái được một chút lộc non của mùa xuân đem về trưng trên bàn thờ gia
tiên với ý nghĩa là rước lộc về nhà, cầu cho một năm mới phát tài phát lộc. Mâm
cỗ đêm giao thừa thường thì đầy ắp thức ăn với ý nghĩa là cầu cho cả năm mới
luôn được ăn no mặc ấm, của cải đầy nhà.
Tục chơi đào và quất của
người Việt cũng rất độc đáo. Ở miền nam thì thay hoa đào bằng hoa mai.
Hoa đào tượng trưng cho sự vinh hoa phú quý còn cây quất thì là lời cầu ước cho
con cháu được quấn quýt, đông vui và có nề nếp trật tự. Gia đình nào mà năm mới
không có cây quất và càng đào trong nhà thì coi như đã mất đi đến 40% hương vị
ngày tết rồi. Người giầu thì trưng nhưng cây quất, cây đào đến vài chục triệu
đồng, người nghèo cũng cố sắm cho gia đình mình cây quất, cành đào giá vài trăm
nghìn đồng. Nhưng ai ai cũng rất vui mừng và hạnh phúc vì điều đó. Họ thường
trang trí thêm dàn đèn nháy xanh đỏ nên cây quất cho nó thêm phần rực rỡ.
Những ngày giáp tết, khắp
các con đường trung tâm là rất nhiều những vườn đào, vườn quất di động. Người
dân quê tôi còn dùng từ “ đi chơi chợ tết”, đôi khi họ không phải đi sắm tết mà
đi ngắm ngía hàng hóa rực rỡ và đẹp mắt rất đặc trưng của ngày tết. Nào thì hoa
giả ở đâu bày khắp cả dãy vỉ hè, nào thì đào thắm, đào phai, nào thì quất thế
rồng phượng, rồi còn rất nhiều các loại hoa cây cảnh đẹp mắt khắp chợ nữa.
Người bán, người mua, đông vui tất lập, cười nói rộn ràng. Sau cả một năm vất
vả làm ăn, ai cũng muốn cho gia đình mình có một cái tết đầy đủ, thế nên tết
còn là dịp mà các món đặc sản, thực phẩm cao cấp rất đắt hàng.
Sau tết là hội, Việt Nam có lẽ là một
trong các quốc gia có nhiều lễ hội nhất trên thế giới. Quê tôi tự hào có lễ hội
Đền Hai Bà Trưng- di sản văn hóa quốc gia. Nhiều năm trở lại đây, năm nào cũng
có nguyên thủ quốc gia về dâng hương tưởng nhớ vị vua bà duy nhất trong lịch sử
dân tộc. Ngoài ra còn rất nhiều lễ hội khác càng làm cho không khí ngày xuân
thêm rực rỡ sắc màu.
Dù đi bất cứ nơi đâu,
khắp năm châu bốn biển thì ngày tết cổ truyền vẫn là những gì thiêng liêng
trong tâm hồn mỗi người dân Việt Nam .
Vì tết Việt, tết của tình thân, tết của ấm no và hạnh phúc.
Chúc tất cả mọi người đón
một cái tết với đầy đủ hương vị của ngày tết quê hương!
Tác
giả: Phạm Thị Hợi
No comments:
Post a Comment