2014-02-14

Luận bàn về tình yêu


Mùa đông đã đến, tiếp sau mùa đông là mùa xuân – mùa của tình yêu đơm hoa kết trái. Bạn có đồng ý với tôi để có một mùa xuân rộn ràng tiếng pháo cưới, là thiếp mời tới dự kết hôn tới tấp gửi đến tư gia là kết quả của một mùa đông lạnh lẽo qua đi. Trong cái mùa đông lạnh lẽo ấy, con người thấu hiểu được nỗi cô đơn suốt một đêm dài giá lạnh. Vì mùa đông là mùa có đêm dài nhất trong năm mà. Thăm thẳm đâu đó trong tâm hồn ta là nỗi khát khao có bạn đồng hành, có người chia sẻ cảm xúc, sưởi ấm tâm hồn ta. Mùa đông cũng là thời điểm ta cảm giác mình thật yếu đuối và bé nhỏ đến vô vi trước mẹ thiên nhiên.
Từng làn gió lạnh buốt thổi tới, còn ta thì rét run nên từng hồi, hàm răng đôi khi va vào nhau lập cập. Có khi nào thẳm sâu trong tiềm thức của ta là ý muốn sản sinh ra một thế hệ mới tốt đẹp, khỏe mạnh hơn thế hệ chúng ta để chống chịu thời tiết và duy trì nòi giống vì thế mà bước sang mùa xuân, khí hậu ấm áp hơn mà họ đua nhau kết hôn? Dù vì lý do gì đi nữa thì cô dâu luôn xinh đẹp, sang trọng và quyến rũ trong ngày cưới còn chú rể thì luôn đẹp trai và luôn như một quý ông sang trọng, hào hoa phong nhã bên cạnh cô dâu của mình. Vì thế lũ trẻ chúng tôi hồi nhỏ tôi rất thích xem đám cưới, xem cô dâu chú rể! Xem đoàn rước dâu rình rang với áo sống rộn ràng. Tình yêu của họ thật đẹp vì đã đơm hoa thơm, kết trái ngọt lành. Tình yêu luôn thật tuyệt vì nó mới chính là sợi dây kết nối trái tim giữa con người với con người. Từ cổ chí kim, từ đông sang tây tình yêu luôn được ngợi ca. Nhờ có tình yêu mà con người sống bao dung hơn, nhân hậu hơn mà lòng tốt là cội nguồn của sức mạnh trong mỗi con người. Nhờ tình yêu mà chàng Chử Đồng Tử xưa nghèo đến nỗi một chiếc khố không có mà mặc. Thế mà đã kết hôn và sống cả đời hạnh phúc bên nàng công chúa Tiên Dung vô cùng xinh đẹp và cao quý. Nhờ tình yêu mà chúng ta có những kỳ quan thế giới như vườn treo Balilon, năng mộ Tahaj. Tình yêu không phân biệt quốc tịch hay màu da, không phân biệt tuổi tác và thậm chí không phân biệt cả …giới tính! Vậy bản chất tình yêu là gì?
Từ thời nguyên thủy con người sống quần hôn, con cái sinh ra không biết mặt cha. Tình yêu lúc này chỉ có yếu tố giới tính để duy trì nòi giống mà thôi. Theo thời gian, của cải xã hội tạo ra ngày càng nhiều đến mức dư thừa trong cộng đồng, con người nảy sinh tư hữu về của cải vật chất đó và tình yêu cũng thay đổi. Con người  muốn được sở hữu riêng tình yêu của mình. Không san sẻ. Và tình yêu được cộng thêm một yếu tố nữa là lòng chung thủy. Rõ ràng một cô này không thể nói là có tình yêu với anh này nếu vẫn thường xuyên qua lại mặn nồng với anh kia! Một cuộc hôn nhân không thể nói là hạnh phúc khi cả hai vợ và chồng đều có những mối quan hệ vợ chồng ngoài hôn nhân.
Ngày nay ngoài tình yêu con người còn gắn kết với nhau bằng tình huyết thống,  tình bạn, tình đồng nghiệp, tình đồng hương, tình nhân ái…. Và tình yêu vẫn luôn là chúa tể của mọi loại tình. Nền văn hóa trong các thể chế xã hội luôn cố đặt tình yêu tổ quốc – trung quân ái quốc, tình yêu cha mẹ, anh em ruột thịt nên trên tình yêu- Anh em là thủ túc, vợ là áo sống! Thế nhưng tình yêu luôn có một sức mạnh lớn lao trong mỗi người trưởng thành là một thực tế không thể chối cãi. Vì người bạn đồng hành của mỗi người trưởng thành không phải là cha, mẹ, anh chị em hay bạn bè mà là người vợ, người chồng luôn kề vai sát cánh bên nhau. Chia sẻ cùng nhau cả đắng cay và ngọt bùi của cuộc sống, tiếp cho nhau những sức mạnh vô tận của tình yêu thương để cùng nhau hoàn thiện mình và gặt hái được những vinh quang. Làm cho nhau hạnh phúc. Người vợ, người chồng cùng là chủ nhân của khối tài sản chung giữa hai vợ chồng và còn là người chịu trách nhiệm với việc làm của người kia trong khối tài sản đó và cùng có trách nhiệm và nghĩa vụ với con cái. Tình yêu lúc này thật đẹp và vĩ đại hơn bao giờ hết.
Có khi nào bạn tự nghĩ cha mẹ khó nhọc một nắng hai sương nuôi dậy ta khôn lớn trưởng thành rồi gần như tất cả thành tưu đó của cha mẹ ta lại dành trọn vẹn tình yêu thương cho một người vốn rất xa lạ với ta. Đem cái thân thể ngọc vàng mà cha mẹ đã tạo ra, chăm bẵm, nuôi lớn ta từ khi còn một hòn máu nhỏ dâng hiến và che chở bảo vệ thậm chí không tiếc cả tính mạng vì một người xa lạ. Ta đem hết sức mạnh, trí tuệ mà bao năm luyện rèn để tạo ra của cải và một nửa số của cải ta tạo ra trong hôn nhân đó nghiễm nhiên là của người bạn đời của ta chứ không phải của bố mẹ hay anh em của ta?
Sao ta lại khao khát yêu và được yêu từ một người xa lạ mà không phải từ người thân của ta. Sao ta lại ước ao được chia sẻ và cùng sánh bước với một người vốn là xa lạ?
Khi còn là đứa bé tôi quan sát đàn gà trong sân và thấy một điều khá kỳ lạ thế này. Khi ấp trứng, con gà mẹ nhịn ăn, nhịn uống đến gầy xác xơ chứ không chịu rời khỏi ổ ấp để bảo vệ những quả trứng của chúng. Nghĩ lại thấy thương con gà mái hồi xưa quá, nếu là bây giờ thì tôi đã mang cơm và nước uống đến tận ổ của nó để cho nó ăn và uống rồi. Khi đàn gà con mới nở, con gà mẹ luôn xù đôi cánh kêu cục cục, đi quanh quanh, mắt nhìn đảo điên quan sát đàn gà con và cảnh giác kẻ thù. Trông nó hạnh phúc lắm, nó nâng niu đàn con từng li từng tí, nhặt được hạt gạo nào nó kêu tắc tắc tắc đến khô cả ruột để gọi lũ con đến anh mặc cho cái dạ dày của nó đã bao hôm nằm ấp không được ăn. Đôi chân của nó di chuyển rất nhẹ nhàng và luôn đi tà tà trên mặt đất vì sợ dẫm vào gà con. Khi có người lạ hoặc diều hâu rình bắt con nó, nó vươn cổ, xù long, rồi lấy hết sức bình sinh mổ, tung đôi chân với bộ móng vuốt sắc nhọn đạp kẻ thù. Hoặc xòe đôi cánh cứng bao bọc bảo vệ đàn con khỏi sự tấn công của diều hâu, mặc cho nó bị bọn diều hâu mổ dỉa một cách đáng thương, tan tác, nó chỉ biết kêu quang quác đầy đau khổ và sợ hãi đôi khi cả bất hạnh nữa. Khi có sự giúp đỡ của cộng đồng gà và con người nó lại bình yên nhìn lũ con trong hạnh phúc và dũng mãnh. Khi đàn gà con lớn nên, tình yêu thương của gà mẹ dành cho chúng ngày càng giảm dần. Đến lúc to hơn, nếu gà con bén mảng đến ăn chỗ thức ăn của gà mẹ thì lập tức bị con gà mẹ khi xưa mổ cho rụng hết cả long cánh! Lớn hơn thậm chí con gà con cọn XXX với con gà mẹ và đẻ ra những lứa gà tiếp theo.
Với con người thì khác, cha mẹ sinh ra con cái bằng tất cả tình yêu thương và đôi khi mạo hiểm cả tính mạng của mình để bảo vệ sự sinh tồn của con cái. Cha mẹ hi sinh mọi thú vui và sức khỏe, tiền bạc …để cho những đứa con trưởng thành. Những đứa bé thì luôn yêu cha mẹ mình, cha mẹ luôn là những điều lớn lao và vĩ đại nhất trong mắt chúng. Theo thời gian, tình yêu thương của cha mẹ dành cho những đứa con vẫn như dòng suối nguồn không bao giờ ngừng chảy và thậm chí nó còn lớn hơn với bao hi vọng về sự dựa nhờ vào con cháu khi mắt đã mờ, chân đã chậm dành cho chúng. Còn tình yêu của những đứa con thì khác, nó giảm đi theo năm tháng giữa thế giới muôn vàn điều mới lạ để rồi lạc giữa mê lộ của tình yêu. Khi đắm chìm trọng hạnh phúc, trong đớn đau của tình yêu ai biết rằng đằng sau mình vẫn luôn một cặp mắt dõi theo, một vòng tay dang da đón nhận những đứa trẻ hình như không bao giờ lớn của cha mẹ. Thế nên một cô gái hay một chàng trai bị thất tình có thể tự tìm đến cái chết hoặc sống buông thả… làm cho đôi mắt của những bậc làm cha, làm mẹ hằn nên thêm những nỗi đau và sự nhọc nhằn trên đôi mắt cha mẹ.
Xin trẻ hãy tỉnh táo trước những khó khăn và mất mát trong cuộc đời. Tình yêu đôi lứa chỉ là một thứ tình cảm của con người trong rất nhiều thứ tình cảm khác mà chúng ta có. Cánh cửa này đóng lại, cánh cửa khác sẽ mở ra. Đôi khi ta gặp bức tường lửa không thể vượt qua, hãy dũng cảm, can đảm đối mặt và bước qua nó với tất cả những gì ta có. Nếu có chết cũng phải chết cho có ý nghĩa, chết cho anh hùng. Đừng hèn hạ đầu hàng và từ bỏ. Khi ta đã bước qua những chuyện đó thì sẽ thấy nó thật nhỏ bé, vô vi. Và phía sau bức tường lửa luôn là một xứ sở diệu kỳ.
Chúc tất cả các bạn trẻ thành công và đạt được hạnh phúc trong tình yêu và không quên trách nhiệm và nghĩa vụ với cha mẹ - những người đã sinh thành và có công dưỡng dục ta khôn lớn trưởng thành.

                             >> Tản mạn về tình yêu thương
                                                                                          

                                                                                      Phạm Thị Hợi

No comments:

Post a Comment