2014-08-13

Chuyện tình cô giáo và học trò

               Ngày ấy, trong thập niên sáu mươi của thế kỷ trước, tại trường 10+3 sư phạm Phú Thọ đã chứng kiến một câu chuyện tình rất trong sáng và lãng mạn của chàng sinh viên năm hai  Quang  và  cô sinh viên năm nhất người Hà Nội tên Lan. Như các cụ đã đúc rút: gái hơn hai, trai hơn một. Tình yêu của họ gặp nhau như cá gặp nước, như rồng gặp mây. Đúng là cặp trai tài, gái sắc hiếm thấy. Ấy vậy mà trong hoàn cảnh đất nước có chiến tranh. Chàng Quang và Nàng Lan đành ngậm ngùi chia tay trong nước mắt. Anh Quang đã xếp bút nghiêng tham gia cầm súng để bảo vệ đất nước. Để lại sau lưng quê hương, sứ sở với bao nhiêu người thân thương. Thương nhớ và bịn rịn nhất là Lan, người con gái anh thương. Mối tình đầu trong sáng và lãng mạn của anh.
Cô hoa khôi của trường sư phạm vốn dĩ đã rất nhiều hoa đẹp này. Ai cũng bảo anh Quang dại. Có người yêu đẹp thế mà không biết giữ. Đã không thuộc diện phải đi lính mà lại còn xung phong đi. Đi lính nếu có may mắn trở về nhưng thành thương binh, bệnh binh thì ai thèm lấy? Mà Lan lại đẹp đến nao lòng thế kia. Ngoài vẻ đẹp trời phú, Lan còn thông minh, đảm đang, và rất chân thật dịu dàng khiến ai gặp gỡ tiếp xúc đều yêu mến. Nhưng anh Quang tin vào tình yêu chân thành và sâu nặng giữa hai người và lòng chung thủy sắt son một dạ của Lan. Ngày tiễn người yêu ra mặt trận, Lan tặng anh Quang chiếc khăn tay thêu hình đôi chim bồ câu trắng cùng cắp một trái tim to màu đỏ rất đẹp. Đó là lời hứa hẹn ngày hòa bình lập lại hai người sẽ cùng nhau xây dựng hạnh phúc lứa đôi của Lan dành cho Quang.
Tình yêu- Ảnh internet

               Từ ngày anh Quang đi, không biết bao chàng trai tỏ tình với Lan, người quyền thế có, cán bộ có, sinh viên có, ... nhưng Lan đều lặng lẽ lắc đầu. Trái tim cô đã dành trọn vẹn cho chàng Quang nơi chiến trường khói lửa. Có dạo cả đến hai năm trời Lan không nhận được tin tức gì của Quang. Mọi người khuyên cô lên đi lấy chồng. Kẻo tuổi xuân mơn mởn qua đi, những cơ hội tốt để cô lập gia đình không còn. Nhưng cô vẫn sắt son một dạ khăng khăng đợi chờ. Sau tốt nghiệp, Lan được nhà trường giữ lại làm giảng viên. Đối với một sinh viên ngành sư phạm mà được giữ lại trường làm giảng viên thì quả là một hạnh phúc và vinh dự lớn. Bao nhiêu chàng trai lại ngất ngây trước vẻ đẹp của cô và ngưỡng mộ sự thành công của cô. Họ săn đón và nhờ người mối lái để đến được với cô. Nhiều anh con nhà cán bộ cấp to, mới đi du học về cũng lao vào săn đón. Nhưng Lan vẫn một mực từ chối. Vì trái tim Lan đã trao chọn vẹn cho chàng lính nghèo quê ở ngoại thành Hà Nội. 
                Hòa bình lập lại, mọi người sung sướng hạnh phúc đón chờ người thân trở về. Nhưng chàng Quang của Lan thì mãi vẫn chưa thấy về khiến cô cứ héo hắt cả người. Hạnh phúc vỡ òa khi Anh Quang trở về từ chiến trường với thân thể lành lặn nhưng là thương binh hạng 1/4 vì di chứng mảnh đạn găm vào trong bụng chưa lấy ra hết được. Anh lại tiếp tục việc học hành dang dở và mặn nồng cùng cô người yêu chung thủy, giỏi giang và vô cùng xinh đẹp. Nếu như trước đây tình yêu của họ được tung hô, tán dương và ủng hộ bao nhiêu thì bây giờ tình yêu của họ lại vấp phải sự cản ngăn và sóng gió bấy nhiêu. Phía gia đình Lan thì chê Quang là trai nhà quê, nghèo, lại là thương binh và chưa có công danh gì trong khi có rất nhiều anh có chức sắc, lại mới đi du học về, tương lai sáng lạng đang theo đuổi Lan. Chính bản thân Quang cũng cảm thấy tự ti với bản thân, và có lúc anh cũng muốn Lan dời xa anh, để đến với một người có điều kiện tốt hơn anh nhiều lần. Đồng nghiệp thì kiên quyết phản đối Lan, vì hiện giờ tình yêu của họ đã trở thành chuyện tình giữa thầy và trò. Vào những năm sáu mươi, bẩy mươi của thế hệ trước, việc đó là vi phạm đạo đức nghề nghiệp nghiêm trọng. Lan có nguy cơ mất hết tất cả mọi thứ. Nhưng Lan không thể từ bỏ tình yêu của mình. Anh càng tự ti, càng yếu đuối thì Lan càng thương anh hơn. Hình ảnh gầy ốm của anh khi trả lại Lan chiếc khăn tay có hình đôi chim bồ câu trắng và trái tim màu đỏ cô tặng anh ngày anh ra chiến trường làm cô xúc động nghẹn ngào. Cô vứt bỏ tất cả để giữ trọn lời hứa năm xưa với anh. Và họ đã  tổ chức đám cưới trong niềm hạnh phúc vô bờ của hai người và sự lo lắng vô tận của người thân Lan. Đúng như dự kiến, Lan bị đình chỉ công tác vì tội thầy  kết hôn với trò, việc ấy trái với đạo lý truyền thống. Thầy từ xưa vẫn được coi là bằng hoặc hơn với cha. Lan đã chịu đựng không biết bao nhiêu là búa rìu của dư luận thời ấy, vì đã vì tình yêu bước qua gianh giới đạo đức luân lý lỗi thời và lạc hậu lẽ ra phải bãi bỏ từ lâu. Cô đã chịu đựng bao lỗi đắng cay khi nhận được quyết định thôi việc từ cấp trên, và cả sự dè bỉu của mọi người. Họ cho cô là  người chỉ có trái tim mà không có lý trí. Nhưng hạnh phúc lứa đôi của họ khiến ai cũng phải khát khao mong đợi. Nhất là khi cô công chúa nhỏ xinh đẹp được chào đời. Cuộc sống thiếu thốn của đồng lương sư phạm èo uột của anh Quang và tiền làm thuê bấp bênh của Lan không làm giảm đi chút nào niềm vui của họ. Trái lại, sự khó khăn như chất men say làm tình yêu của họ thêm thăng hoa và bền chặt. Tuy vậy từ trong sâu thẳm lòng Lan, khao khát được đứng trên bục giảng dậy dỗ những đôi mắt học trò ngây thơ trong sáng và đang khao khát tri thức làm đôi lúc cô vẫn cố nén chặt những giọt nước mắt vào sâu trong lòng. Hiểu được lỗi lòng của vợ, Quang viết đơn đi xin xỏ và lạy lục khắp nơi. Những năm sau chiến tranh đất nước thiếu rất nhiều trí thức. Lan lại từng là sinh viên loại giỏi, một giảng viên. Thế là cuối cùng, sau bao nhiêu mong đợi, Lan được nhận về dạy học ở ngôi trường cấp 3 gần quê của Quang. Lúc này hạnh phúc của họ mới thật sự được trọn vẹn, nhất là cậu con trai thứ hai được ra đời. 
            Từ đó ngoài việc là một người vợ đảm, một người mẹ hiền. Lan luôn là một giáo viên vô cùng giỏi, nhiệt thành và  mẫu mực. Bởi cô biết cái tiếng thầy lấy trò của cô rất lớn, chỉ sơ sẩy một chút  là cô bị kẻ xấu  nhè vào đó mà đá, mà châm trọc. Cô cũng biết cơ hội để cô được đứng trên bục giảng với cô chỉ còn một lần, chỉ một lỗi nhỏ có thể khiến cô bị hất ngay ra khỏi cái nghề mà cô yêu quý. Thế là cô luôn phấn đấu và tu dưỡng để trở thành một giáo viên tốt và mẫu mực. Vì đã bị người đời làm tổn thương, cô hiểu rất rõ thái độ và lời nói ảnh hưởng rất lớn tới tâm hồn người khác. Cô luôn rất thận trọng và cân nhắc kỹ càng từng lời khi phê vào bài kiểm tra của học sinh. Cô luôn tìm hiểu thật kỹ tâm hồn và hoàn cảnh  của mỗi học trò cô đảm nhận để tìm ra phương pháp giáo dục uấn nắn tốt nhất. Mỗi đứa học trò trong tay cô như những tờ giấy trắng, cô thì thật cẩn thận vẽ từng nét, từng nét lên chúng. Bởi cô biết mỗi lời nói, hành động và cử chỉ hôm nay của cô có thể sẽ ảnh hưởng rất lớn tới cả cuộc đời của chúng sau này. Mỗi thế hệ học sinh cô được dậy dỗ, cô luôn tự nhủ đó có thể là thế hệ học sinh cuối cùng. Vì thế cô luôn cố gắng hết sức mình chăm chút và dậy bảo chúng lên người. Cô cố gắng để chúng thành đạt và hạnh phúc. 

                                             Ở hiền thì lại gặp lành
                            Những người nhân đức trời giành phúc cho!


              Sự nhân từ, lòng bác ái và tài giỏi của cô cuối cùng đã được đồng nghiệp ghi nhận. Cùng với thời gian và sự tiến bộ của xã hội. Quan niệm thầy và trò kết hôn đã nhẹ bớt đi rất nhiều. Cô Lan được đề bạt làm hiệu trưởng. Chồng cô cũng trở thành hiệu trưởng nơi anh công tác. Hai đứa con thì rất ngoan và học giỏi. Năm nào cũng có đạt giải học sinh giỏi cấp huyện, cấp tỉnh. Gia đình của Lan trở thành gia đình hạnh phúc mẫu mức khiến ai cũng phải ngưỡng mộ. Nhưng Lan luôn động viên chồng và các con phải luôn cố gắng tiến bộ. Bởi sự học giống như con thuyền đi ngược dòng nước. Không tiến nghĩa là lùi. Cô vẫn luôn phấn đấu hoàn thiện mình không ngơi nghỉ. Rồi cô được cấp trên quan tâm chú ý. Cô trở thành phó giám đốc sở giáo dục, rồi giữ chức giám đốc sở giáo dục kiêm hiệu trưởng trường 10 +3 năm xưa hai vợ chồng cô từng theo học. Hai người con thì đều đỗ đạt và thành tài. Hạnh phúc của Lan, một người đã theo đuổi tình yêu đích thực đến cùng.  Cuối cùng cũng thật là viên mãn, khiến ai ai cũng phải ngưỡng mộ ngợi ca.

                                                           Tác giả: Phạm Thị Hợi

Xem thêm các bài viết


No comments:

Post a Comment