Số phận còn cay nghiệt với cậu contrai cô hơn. Cô Hường bị người ta dụ dỗ rồi bán sang Trung Quốc. Mặc cho cậu bé
khi đó khoảng sáu tuổi gào khóc đến khản cả cổ, mẹ cậu cũng không quay về. Mà
quay về làm sao được. Khi cô Hường đã bị biến thành món hàng, đang được giao
bán phía bên kia biên giới. Dư luận thật lạ. Cảnh ngộ của cô đáng thương không
phải đáng tội. Cô Hường là nạn nhân của một tội ác bất nhân. Ấy vậy mà ai cũng
dè bỉu, khinh ghét bố mẹ, con cái và gia đình của cô. Dù gia đình nhà cô vốn là
một gia đình dòng dõi địa chủ nổi tiếng giàu có của làng.
Cậu bé mồ côi mồ cút ấy lớn lên trong
sự ghẻ lạnh của ông bà và hàng xóm. Chẳng ai quan tâm đến cậu cả. Ai cũng ghét
cậu. Vì cậu là một ghánh nặng lớn với ông bà ngoại già nua. Là nỗi hổ thẹn của
cả gia đình ông bà ngoại. Là một thằng bé không có tương nai và bẩn thỉu, hư
đốn, thiếu giáo dục trong mắt hàng xóm.
Bẵng đi vài năm, vào một ngày đẹp trời
cô trở về làng thăm quê. Trông cô trắng trẻo, béo tốt hẳn ra. Có vẻ cuộc sống
của cô khá viên mãn và hạnh phúc. Nhìn cậu con đen đúa, gầy còm, bẩn thỉu … cô
chỉ biết ôm con mà ngóc ngất đi. Thì ra trong họa có phúc. Cuộc đời cô đã lật
sang trang mới tươi đẹp hơn sau cái họa bị lừa bán sang Trung Quốc. Cô may mắn
hơn rất nhiều người khác. Vì là gái một con, nam lũ, khổ sở cơ cực vì bất hạnh
tình duyên. Trông cô xấu xí hơn nhiều cô gái trẻ bị lừa bán khác. Thế là cô
được bán cho một người nông dân nghèo phía bên kia biên giới để làm vợ. Ông này
đã hơn bốn mươi tuổi mà chưa lấy được vợ vì nghèo. Thay vì bị bán vào nhà thổ
để làm gái. Sau thời gian chung sống, cô sinh hạ cho người chồng bất đắc dĩ một
cô con gái xinh đẹp. Vốn tính chịu thương, chịu khó. Cô chẳng nề hà việc nhà,
việc đồng áng gì cả. Rồi cô được chồng yêu, mẹ chồng thương. Cuộc sống của cô
trở lên đủ đầy hạnh phúc.
Thấy cô nhớ quê, nhớ con trai và bố
mẹ. Người chồng tin tưởng gom góp tiền bạc trong nhà cho cô về thăm quê. Báo
tin cho gia đình để họ yên tâm. Thậm chí thấy cô bịn rịn với cậu con trai quá.
Ông chồng còn cho cô đón cậu con trai sang bên đó sống cùng luôn. Bố mẹ, anh
chị em nhà cô cũng được cô phụng dưỡng nhiều quà cáp, thuốc thang. Người làng
thấy thế ai cũng mừng cho cô. Họ tò mò về kẻ nhẫn tâm đã lừa bán cô sang bên
kia biên giới. Mặt cô trũng xuống, mắt cô đầy cảm xúc đau đớn, xa xăm. Bằng một
giọng trầm buồn cô nói: Ngày xưa ban đầu
cô cũng hận người đó lắm, nhưng sau cô may mắn được bán cho một người đàn ông
tốt, chưa có vợ. Cô lại có một cuộc sống gia đình ấm no, hạnh phúc. Thế là cô
thôi không hận người bán cô, mà còn quay ra biết ơn người đó. Họ gặng hỏi
cô mãi về kẻ ác đó là ai. Cô chỉ khóc nấc lên mà nói: đó là một người rất có uy tín trong làng. Nói ra cũng không có ai tin
mà còn bị trả thù. Tội nghiệp cô Hường. Thì ra trong sâu thẳm trái tim cô
vẫn là một nỗi đau, vì cô từng bị coi như một con vật! Kẻ ác vẫn chưa bị trừng
trị. Làng quê vốn yên bình mà vẫn còn tiềm ẩn đầy hiểm nguy. Nó khuyên cô lên
bí mật báo với công an mọi việc. Vì không phải cô gái nào cũng may mắn được như
cô. Chẳng biết cô có làm vậy không. Nhưng sau đó một thời gian, một người làng
giàu có bị bắt và đi tù về tội buôn người. Sau thời gian thụ án, người này về
quê và bị ai đó chọc cho mù mắt. Âu cũng là cái giá đáng phải trả cho một kẻ vô
nhân tính.
Tác
giả: Phạm Thị Hợi
Xem thêm các bài viết
No comments:
Post a Comment