Có một thời, người phụ nữ tiêu chuẩn
là người phụ nữ chuyên lo việc buồng the, bếp núc. Việc kiếm tiền và dậy bảo
con cái là việc của đàn ông. Người phụ nữ khi ấy được coi là một sinh vật không
có não bộ. Các câu cửa miệng của giới mày râu là: Đàn bà thì biết cái gì? Đàn
bà thì làm được cái gì? Bụng dạ đàn bà
vốn hẹp hòi …. Thân phận và địa vị của người phụ nữ trong xã hội ở vị chí thấp
kém nhất. Đàn bà và trẻ con được coi là hạng tiểu nhân. Bởi thế ở gia đình,
người con gái trước khi đi lấy chồng nhất thiết phải nghe và theo cha hoặc anh
của mình. Khi đi lấy chồng thì nhất thiết phải nghe và theo chồng hoặc con
trai. Người đàn bà sinh được một người con trai cũng coi là quý hiển. Lưu danh
dòng họ. Nhưng vẫn người đàn bà ấy nếu sinh ra mười người con gái thì vẫn coi
như không có danh phận gì với họ mạc nhà chồng cả. Mối liên hệ với họ mạc nhà
chồng trở lên mong manh và yếu ớt.
Nguyễn Du – Đại thi hào dân tộc từng
xót xa thốt lên:
Thương thay thân phận đàn bà
Lời rằng bạc
mệnh cũng là lời chung
Vậy câu hỏi
đặt ra là tại làm sao người phụ nữ lại bị coi thường nhiều đến vậy. Theo tôi,
việc tư tưởng trọng nam khinh nữ trở thành một nề luật khắt khe của hàng nghìn
năm phong kiến là do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan.
Thứ nhất: Xuất
phát từ một xã hội nông nghiệp lạc hậu. Hoạt động kiếm sống của con người chủ
yếu dựa trên sức mạnh cơ bắp. Chiến tranh giữa các làng với nhau. Giữa các nước với nhau liên miên.
Đòi hỏi phải có một người đàn ông to lớn và mạnh mẽ sốc vác các công việc nặng
nhọc và nguy hiểm. Vì thế địa vị và vai
trò của người đàn ông trong gia đình được nâng cao và tôn vinh.
Một mặt, do
tập tục kế thừa gia sản chỉ chia cho đàn ông. Thế nên người phụ nữ đã chân yếu
tay mềm không tạo ra nhiều hiệu suất lao động trên đồng ruộng. Lại chẳng có
chút tài sản nào cả ngoài những vật tùy thân khi đi lấy chồng. Gia đình nào
sang lắm thì sắm thêm cho con gái ít nữ trang gọi là của hồi môn. Người đàn ông
khi đi lấy vợ phải bỏ ra một khoản tiền lớn gọi là tiền treo. Số tiền này
thường thì đủ mua một mảnh vườn khá to.
Vì thế dân gian có câu:
Tam nam bất phú,
tứ nữ bất bần.
Là có ý nói: Một gia
đình có ba người con trai, khi lấy vợ cho chúng phải lo đủ ba mảnh vườn ruộng
cho các gia đình thông gia thì không thể giàu được. Còn một gia đình có bốn cô
con gái, khi gả chồng cho chúng nhận về bốn mảnh vườn hay ruộng thì không thể
nghèo.
Cũng chính vì
tục lệ cưới xin nặng nề này mà thân phận người phụ nữ lại càng nhỏ bé trong mắt
nhà chồng. Những tưởng người phụ nữ được tôn vinh, được coi trọng khi cưới được
cô về làm vợ phải mất một món tiền. Thế nhưng khi bước chân về nhà chồng, người
phụ nữ lập tức bị mất tên họ. Mọi người sẽ gọi cô theo tên của người chồng, cô
sẽ thuộc gia tộc nhà chồng. Có nhiệm vụ chăm lo, phụng dưỡng và sinh con đẻ cái
cho gia tộc nhà chồng. Người phụ nữ thực chất là bị chính gia đình mình bán đi
với một cái giá có hời. Vì là người phụ nữ bị bán với một giá hời, nên kẻ đi
mua với một giá đắt trong lòng cũng lắm hậm hực và bực dọc. Và tất cả những cái đó họ đều chút nên đầu
con dâu. Hay cho từ “ con dâu”! Đắt giá cũng cái từ “ phận làm dâu”. Râu vừa là phần mọc ra từ cơ thể, có thể cắt
hay cạo đi thoải mái chẳng hề hấn gì với cơ thể người chủ. Nó chẳng có tác dụng
gì ngoài tác dụng trang trí. Còn râu sau khi cạo đi sẽ chỉ có một nươi để đến,
đó là bãi rác tanh hôi bẩn thỉu.
Người phụ nữ
nếu không may bị người chồng bạc bẽo vứt bỏ lập tức bị gắn cho rất nhiều cái
mác là : không đoan chính, mất nết ….
Dân gian đã mặc nhiên đúc rút một
câu:
Nứa phi sông không dập thì gãy
Gái chồng bỏ không tật nộ cũng nết kia.
“ Dâu” trong từ “ bể dâu” thì có nghĩa cơ khổ, chìm nổi và
nhiều tai ương và nguy hiểm. Đó cũng là cảnh sống của các nàng dâu thời phong
kiến. Các bà mẹ chồng, cha chồng, em chồng … mặc sức xét lét và coi nàng dâu
như người hầu kẻ hạ trong nhà. Bà mẹ chồng thì trút bỏ mọi áp bức bất công
trong mấy chục năm làm dâu con lên đầu cô con dâu mới chân ướt chân dáo bước
chân về nhà chồng.
Dậy con từ thủa còn thơ
Dậy
vợ từ thủa bơ vơ mới về
Bà mẹ chồng chẳng cần e dè, kiêng nể
gì cô con dâu cả. Trong bà nảy sinh tâm lý: “ mất tiền mua mâm bà đâm cho
thủng”. Nếu nàng dâu có bị tổn thương, uất ức quá thì bà chỉ xanh rờn tuyên bố:
“ Muốn nói không làm mẹ chồng mà nói” ?!
Bà mẹ chồng đã
vậy, cô em chồng mới thật oái oăm. Cô ta thấy ghét một người lạ hoắc lạ hơ ở
đâu đến ở lù lù trong nhà cô ta. Bố mẹ cô ta phải đem bao nhiêu tài sản gom góp
bấy lâu để mua cô ấy về. Lẽ ra số tiền ấy có thể thuộc về cô khi cô đi lấy
chồng. Thế là cô tìm mọi cách hành hạ và chọc phá. Thậm chí tìm cách đuổi cả bà
chị dâu bất đắc dĩ này ra khỏi nhà của cô ta. Vì thế dân gian đúc rút và kết
luận:
Giặc bên Ngô
không bằng bà cô bên chồng!
Người phụ nữ
lúc này chỉ chui rúc xó bếp cho qua thời gian. Chỉ cặm cụi và lùi lũi làm tất
cả các công việc trong nhà chồng để không bị mắng nhiếc. Để qua ngày đoạn
tháng. Miếng ăn ngon phải nhừơng bố chồng, mẹ chồng, chồng, rồi đến con. Đến
miệng nàng dâu trong một xã hội nông nghiệp đói khát ấy chỉ còn miếng cơm mốc
cà meo mà thôi.
Thứ hai, người
phụ nữ được tạo hóa sinh ra vốn yếu đuối hơn đàn ông. Mà gần như mọi sinh vật giống cái trên trái đất đều yếu hơn
các sinh vật giống đực. Nếu không có sự biến dị thì thông thường, não người phụ
nữ luôn nhỏ hơn não người đàn ông. Vì thế người đàn ông luôn giữ địa vị lãnh
đạo cả việc nước , việc làng và việc gia đình. Địa vị của họ là địa vị người
đứng đầu, người làm chủ. Người phụ nữ chỉ là làm theo, nghe theo.
Vì thế trong xã hội,
khi tuyển chọn nhân tài. Họ mặc nhiên loại bỏ người phụ nữ ra đầu tiên.
Chỉ có con trai mới được đầu tư cho học hành, khoa cử. Địa vị chính trị, văn
hóa của người đàn ông càng cao bao nhiêu, thì địa vị chính trị, văn hóa của
người phụ nữ càng thấp bấy nhiêu.
Tư tưởng trọng
nam khinh nữ thấm vào người dân từ khi họ còn là những đứa trẻ. Con trai thì
được tự do làm những điều mình thích. Còn con gái thì phải làm thế này, làm thế
nọ. Phải học nữ công gia tránh để đi lấy chồng. Cha mẹ cũng chỉ trông mong và
kỳ vọng vào những đứa con trai. Người con gái bị xem nhẹ. Vì lấy chồng rồi
không còn là con cái của họ nữa. Họ cũng chẳng nhờ vả được gì nữa.
Về việc này dân gian có câu:
Con gái là con người ta
Con
dâu mới thật mẹ cha mua về!
Đấy là người
phụ nữ yếu hèn không trình độ văn hóa, địa vị và tiền bạc trong xã hội xưa. Còn
trong xã hội nay thì sao?
Người phụ nữ
ngày nay được xã hội tạo điều kiện bình đẳng cho được học hành, thì cử tìm kiếm
công danh và địa vị xã hội. Họ đã có thể làm Tổng thống, chủ tịch nước, bộ
trưởng …. Họ có tiền bạc, địa vị, và kiến thức. Nhưng mà họ vẫn là phái yếu.
Tuy địa vị của họ chưa được ngang bằng với đàn ông, nhưng mà vi trí của họ
trong gia đình và xã hội ngày càng được cải thiện.
Tuy tư tưởng
trọng nam khinh nữ đã ăn sâu vào thâm căn cố đế của người dân các nước Á Đông.
Bằng chứng là có sự lựa chọn giới tính trước khi sinh. Dẫn đến hệ lụy là ở các nước Trung Quốc, Hàn
Quốc, Việt Nam
… xẩy ra tình trạng mất cân bằng giới tính. Tỷ lệ nam sinh ra nhiều hơn nữ.
Khổng Tử đã dậy, cái gì quá cực rồi sẽ suy. Khi người dân trọng con trai đến
mức loại bỏ các thai nhi là con gái thì con trai sẽ bị thừa. Con gái thiếu sẽ
thành quý và hiếm. Tuy hiện giờ tình trạng này đã sinh ra tệ nạn tiêu cực đau
lòng là buôn bán phụ nữ. Nhưng về lâu về dài nó sẽ tạo nên cú huých nâng cao
địa vị người phụ nữ trong xã hội.
Một mặt, xã
hội hiện đại là nơi mà máy móc làm việc thay cho sức lao động của con người.
Nền kinh tế trí thức đảm bảo sự bình đẳng các thành viên trong xã hội. Khi con người
lao động chỉ bằng việc điều khiển máy móc thì công suất lao động của cả nam và
nữ là ngang nhau. Và họ kiếm ra tiền ngang nhau.
Xã hội hiện
đại thì có rất nhiều điều kiện tốt để người phụ nữ phát triển rồi. Điều cơ bản
ở đây chỉ còn là ở tự bản thân người phụ nữ phải lỗ lực vươn lên. Chiếm lĩnh
tri thức, địa vị xã hội và tiền bạc. Họ cũng cần biết mình yếu mềm nhưng lại
dẻo dai và kiên trì để lựa chọn nghành nghề cho phù hợp, dễ dàng thành công.
Xem thêm các bài viết
No comments:
Post a Comment