Ai cũng có một tuổi thơ và tuổi học trò. Tuổi học trò của tôi là những bạn cùng trang lứa thuở ấy, những năm 1960 của thế kỷ thứ XX, sao mà đẹp thế!
Quê tôi, xã Tiến Thịnh, huyện Yên Lãng (nay là huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội), một miền quê yên ả nằm bên tả ngạn dòng sông Hồng, quanh năm xanh ngắt tre xanh va mờ khói lam chiều, xanh mía, xanh ngô và chiều chiều vang vọng tiếng chuông chùa.
Chúng tôi lớn lên từ lời ru của mẹ, từ khoai, mía của một thời nghèo khổ nhưng hiếu học vô cùng ...
Hàng ngày từ sáng sớm tinh mơ, mùa đông thì trời rét căm căm, áo ấm đơn sơ, chân dép cao su, có người đi chân đất, ríu ran gọi nhau cắp sách tới trường. Trường cách nhà chừng 5km. Mùa hè thì nắng chang chang, nhạt nhòa khi mưa ướt hết áo quần, nhưng những trang vở vẫn được nâng niu khô ráo, tuổi học trò vô tư và chúng tôi lớn lên cùng năm tháng.
Mái trường xưa giờ đã đổi thay, nhưng bao kỷ niệm của tuổi học trò thuở nào thì còn vẹn nguyên, tươi rót, như những thước phim từ trong ký ức hiện về ...
Ngày ấy, Trường cấp II Phạm Hồng Thái, ngôi trường đầu tiên ở phía Bắc của huyện Yên Lãng được xây dựng tại xã Thạch Đà gần phố huyện, trước đó chúng tôi phải học nhờ ở đình làng Xa Mạc, Bồng Mạc xã Quyết Thắng.
Các thầy cô " những kỹ sư tâm hồn" từ nhiều miền quê trên miền Bắc thân yêu, cùng về đây với sứ mệnh trồng người. Những người chở đò đưa chúng tôi qua những dòng sông tri thức hồi bấy giờ mà tôi còn nhớ là thầy Nguyễn Hữu Phấn, thầy Lê Xuân Quý, thầy Lê Danh Báu, thầy Lưu Đình Khải quê tận xứ Thanh xa tắp. Thầy Khoan, cô Nguyễn Thị Lai ở tận Ninh Bình. Thầy Phùng Ngọc Liên, thầy Nguyễn Văn Phú quê ở xứ Đoài Mây Trắng. Thầy Nguyễn Quang Khải ở Trung Nguyên, Yên Lạc, thầy Nguyễn Văn Can, hiệu trưởng ở thị xã Phúc Yên, thầy Đỗ Quang Hiển ở Bình Xuyên, thầy Nguyễn Văn Chấn ở Bồng Mạc, thầy Hoàng Tín ở Thạch Đà, và nhiều thầy cô khác mà tôi không nhớ hết tên ...
Không khí đang yên ả, thanh bình thì đế quốc Mỹ dựng lên sự kiện Vịnh Bắc Bộ, đem bom bắn phá miền Bắc, hậu phương lớn của miền Nam.
Bạn bè tôi mỗi người một ngả, người học tiếp lên cao, người về với ruộng đồng, người vào nhà máy, công trường, người lên đường nhập ngũ, bảo vệ Tổ Quốc.
Năm tháng trôi nhanh, bạn bè tôi mỗi người một hoàn cảnh, có người là kỹ sư, bác sỹ, có người là giáo viên, là công chức, có người là vị tướng thống lĩnh toàn quân, có người đã ngã trên chiến trường khi tuổi đời còn non trẻ, chưa một lần được yêu, để lại cho gia đình, bạn bè, đất nước xót thương và cả niềm kiêu hãnh.
Các thầy cô giờ mỗi người ở một phương trời. Các thầy ngày ấy giờ đã nghỉ hưu sống đầm ấm vui cùng con cháu. Cũng có thầy đã thành người thiên cổ. Mỗi lần nhớ lại lòng tôi lại thấy hụt hẫng một nỗi buồn khôn tả ...
Năm tháng trôi nhanh, hơn 50 năm trời, còn gì, dáng dấp các thầy cô tôi chắc đã hao gầy, và mái đầu tóc đã bạc phơ. Học trò lứa đầu tiên cũng đã trên, dưới thất tuần. Ngày thầy trò gặp nhau là rất hiếm.
Tôi viết ít dòng này để nhớ lại một thời thơ trẻ của tuổi học trò, của trường, của lớp chúng tôi, được học, được nô đùa bên nhau và cùng được các thầy cô trao dạy những kiến thức cho chúng tôi nên người.
Dòng đời vẫn hối hả trôi nhanh, với tôi chưa một lần được gặp lại các thầy cô, chưa một lần gặp lại những đứa bạn học ngày xưa. Dòng sông tuổi học trò xưa sao cứ xa vời vợi...
May mắn cho tôi, vừa rồi tôi tình cờ gặp thầy Phùng Ngọc Liên. Thầy trò mừng vui khôn xiết, cùng ôn lại những kỷ niệm xưa. Qua thầy tôi được biết, các thầy và câc bạn đã ba lần tổ chức gặp mặt nhân 40, 45, 50 năm ngày thành lập trường. Thật tiếc là tôi không được biết để về dự, để được gặp lại thầy cũ, bạn xưa.
Xin một lần tạ lỗi với các thầy cô và mãi mãi không bao giờ quên công lao dạy dỗ của các thầy cô ...
Xin gửi tới các bạn ngày ấy lời cầu chúc sức khỏe, muôn vàn hạnh phúc và thành đạt.
Xin được gửi niềm thương nhớ khô nguôi về mái trường xưa, nơi lưu giữ biết bao kỷ niệm êm đềm của tuổi học trò ....
Tác giả: Đỗ Quang Vì
Xem thêm các bài viết
Quê tôi, xã Tiến Thịnh, huyện Yên Lãng (nay là huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội), một miền quê yên ả nằm bên tả ngạn dòng sông Hồng, quanh năm xanh ngắt tre xanh va mờ khói lam chiều, xanh mía, xanh ngô và chiều chiều vang vọng tiếng chuông chùa.
Chúng tôi lớn lên từ lời ru của mẹ, từ khoai, mía của một thời nghèo khổ nhưng hiếu học vô cùng ...
Hàng ngày từ sáng sớm tinh mơ, mùa đông thì trời rét căm căm, áo ấm đơn sơ, chân dép cao su, có người đi chân đất, ríu ran gọi nhau cắp sách tới trường. Trường cách nhà chừng 5km. Mùa hè thì nắng chang chang, nhạt nhòa khi mưa ướt hết áo quần, nhưng những trang vở vẫn được nâng niu khô ráo, tuổi học trò vô tư và chúng tôi lớn lên cùng năm tháng.
Mái trường xưa giờ đã đổi thay, nhưng bao kỷ niệm của tuổi học trò thuở nào thì còn vẹn nguyên, tươi rót, như những thước phim từ trong ký ức hiện về ...
Ngày ấy, Trường cấp II Phạm Hồng Thái, ngôi trường đầu tiên ở phía Bắc của huyện Yên Lãng được xây dựng tại xã Thạch Đà gần phố huyện, trước đó chúng tôi phải học nhờ ở đình làng Xa Mạc, Bồng Mạc xã Quyết Thắng.
Các thầy cô " những kỹ sư tâm hồn" từ nhiều miền quê trên miền Bắc thân yêu, cùng về đây với sứ mệnh trồng người. Những người chở đò đưa chúng tôi qua những dòng sông tri thức hồi bấy giờ mà tôi còn nhớ là thầy Nguyễn Hữu Phấn, thầy Lê Xuân Quý, thầy Lê Danh Báu, thầy Lưu Đình Khải quê tận xứ Thanh xa tắp. Thầy Khoan, cô Nguyễn Thị Lai ở tận Ninh Bình. Thầy Phùng Ngọc Liên, thầy Nguyễn Văn Phú quê ở xứ Đoài Mây Trắng. Thầy Nguyễn Quang Khải ở Trung Nguyên, Yên Lạc, thầy Nguyễn Văn Can, hiệu trưởng ở thị xã Phúc Yên, thầy Đỗ Quang Hiển ở Bình Xuyên, thầy Nguyễn Văn Chấn ở Bồng Mạc, thầy Hoàng Tín ở Thạch Đà, và nhiều thầy cô khác mà tôi không nhớ hết tên ...
Không khí đang yên ả, thanh bình thì đế quốc Mỹ dựng lên sự kiện Vịnh Bắc Bộ, đem bom bắn phá miền Bắc, hậu phương lớn của miền Nam.
Bạn bè tôi mỗi người một ngả, người học tiếp lên cao, người về với ruộng đồng, người vào nhà máy, công trường, người lên đường nhập ngũ, bảo vệ Tổ Quốc.
Năm tháng trôi nhanh, bạn bè tôi mỗi người một hoàn cảnh, có người là kỹ sư, bác sỹ, có người là giáo viên, là công chức, có người là vị tướng thống lĩnh toàn quân, có người đã ngã trên chiến trường khi tuổi đời còn non trẻ, chưa một lần được yêu, để lại cho gia đình, bạn bè, đất nước xót thương và cả niềm kiêu hãnh.
Các thầy cô giờ mỗi người ở một phương trời. Các thầy ngày ấy giờ đã nghỉ hưu sống đầm ấm vui cùng con cháu. Cũng có thầy đã thành người thiên cổ. Mỗi lần nhớ lại lòng tôi lại thấy hụt hẫng một nỗi buồn khôn tả ...
Năm tháng trôi nhanh, hơn 50 năm trời, còn gì, dáng dấp các thầy cô tôi chắc đã hao gầy, và mái đầu tóc đã bạc phơ. Học trò lứa đầu tiên cũng đã trên, dưới thất tuần. Ngày thầy trò gặp nhau là rất hiếm.
Tôi viết ít dòng này để nhớ lại một thời thơ trẻ của tuổi học trò, của trường, của lớp chúng tôi, được học, được nô đùa bên nhau và cùng được các thầy cô trao dạy những kiến thức cho chúng tôi nên người.
Dòng đời vẫn hối hả trôi nhanh, với tôi chưa một lần được gặp lại các thầy cô, chưa một lần gặp lại những đứa bạn học ngày xưa. Dòng sông tuổi học trò xưa sao cứ xa vời vợi...
May mắn cho tôi, vừa rồi tôi tình cờ gặp thầy Phùng Ngọc Liên. Thầy trò mừng vui khôn xiết, cùng ôn lại những kỷ niệm xưa. Qua thầy tôi được biết, các thầy và câc bạn đã ba lần tổ chức gặp mặt nhân 40, 45, 50 năm ngày thành lập trường. Thật tiếc là tôi không được biết để về dự, để được gặp lại thầy cũ, bạn xưa.
Xin một lần tạ lỗi với các thầy cô và mãi mãi không bao giờ quên công lao dạy dỗ của các thầy cô ...
Xin gửi tới các bạn ngày ấy lời cầu chúc sức khỏe, muôn vàn hạnh phúc và thành đạt.
Xin được gửi niềm thương nhớ khô nguôi về mái trường xưa, nơi lưu giữ biết bao kỷ niệm êm đềm của tuổi học trò ....
Tác giả: Đỗ Quang Vì
Xem thêm các bài viết
>> Truyện Tình Làng Quê
>> Khắc Phục Những Vấn Đề Của Tuổi U30
>> Tản Mạn Tháng Giêng - Tháng Ăn Chơi
>> Yêu Nhau Ghét Nhau
>> Vụ Kế Hoạch Chặt 6700 Cây Xanh Ở Hà Nội
>> Tìm Anh Trong Giấc Mơ
>> Bà Cụ Đơn Thân
>> Ruộng Cà Chua Của Bà Cụ
>> Làm Giàu Từ Cây Cà Chua
>> Xin Anh Hãy Thứ Tha
>> Tình Yêu Bóng Mây
>> Cô Bé Người Giúp Việc
>> Tình Nghĩa Phu Thê
>> Tình Nghĩa Phu Thê ( Tập 2)
>> Truyền Thuyết Tình Yêu?
>> Cần Thận Trọng Với Chữ Ký Của Bạn
>>Kinh Doanh Đa Cấp
>> Em Chỉ Là Một Cô Gái
>> Sức Khỏe Là Vàng
>> Một Thời Hoa Lửa
>> Khắc Phục Những Vấn Đề Của Tuổi U30
>> Tản Mạn Tháng Giêng - Tháng Ăn Chơi
>> Yêu Nhau Ghét Nhau
>> Vụ Kế Hoạch Chặt 6700 Cây Xanh Ở Hà Nội
>> Tìm Anh Trong Giấc Mơ
>> Bà Cụ Đơn Thân
>> Ruộng Cà Chua Của Bà Cụ
>> Làm Giàu Từ Cây Cà Chua
>> Xin Anh Hãy Thứ Tha
>> Tình Yêu Bóng Mây
>> Cô Bé Người Giúp Việc
>> Tình Nghĩa Phu Thê
>> Tình Nghĩa Phu Thê ( Tập 2)
>> Truyền Thuyết Tình Yêu?
>> Cần Thận Trọng Với Chữ Ký Của Bạn
>>Kinh Doanh Đa Cấp
>> Em Chỉ Là Một Cô Gái
>> Sức Khỏe Là Vàng
>> Một Thời Hoa Lửa
No comments:
Post a Comment