2015-03-04

Cần Hiểu Đúng Về Phong Tục Đi Lễ Đầu Năm



        Tết Nguyên Đán là cai tết cổ truyền hàng nghìn đời nay của người Việt Nam. Dù trẻ con hay người già, sắp tết đến là đều vui mừng, háo hức, hồi hộp và phấn khởi. Không khí đón xuân mới của trên toàn đất nước lại càng tưng bừng náo nức hơn. Rõ ràng ngày tết Nguyên Đán là một ngày lễ quan trong nhất trong năm.

       Nói đến phong tục đi chúc tết đầu năm trong ngày tết Nguyên Đán có nhiều cái thay đổi giữa xưa và nay.
Ngày xưa, đất nước theo chế độ nam quyền. Tư tưởng nam quyền trong xã hội phong kiến thấm đẫm vào mỗi người dân. Và các cụ xưa thường dạy con cháu là:
Mồng một tết cha
Mồng hai tết mẹ
Mồng ba tết thầy
        Câu này ý nói Cha, mẹ, thầy là những người bề trên quan trọng nhất của mỗi người. Một năm có ba ngày tết là mồng một, mồng hai, mồng ba. Cha đương nhiên là quan trọng nhất, rồi đến mẹ, tiếp theo là thầy. Ban đầu câu thành ngữ này chỉ có ý răn dạy thứ tự tôn trọng trong lòng mỗi người là cha, mẹ, rồi đến thầy. Sau đó nó cũng làm thay đổ phong tục tập quán. Do người phụ nữ xưa kia khi xuất giá thì buộc phải tòng phu. Phu tử thì tòng tử. Khi người con gái đi lấy chồng rồi thì gần như đã trở thành con cái của gia đình khác. Khi trở về nhà mình còn bị coi là ...khách! Thế lên quan hệ giữa con cái với ông bà họ hàng bên ngoại trở lên lạnh nhạt và không quan trọng như bên nội. Những người họ hàng nội tộc với nhau luôn rất thân thiết.
Hai là con cháu cần  đến thăm, chúc tết với các bậc bề trên cho đúng lễ nghĩa. Một ngày mồng một, ngoài việc đi cúng gia tiên mà đi chúc tết toàn bộ họ nội, họ ngoại thì không đủ thời giờ. Thế lên thông thường nhân dân ta, ngoài việc góp tết cho bố mẹ. Thì họ đi chúc tết họ hàng bên nội của cha trong ngày mồng một. Đi chúc tết họ hàng bên ngoại của mẹ vào ngày mồng hai.
       Tuy vậy, những năm gần đây, nhất là sau giai đoạn hòa bình lặp lại. Rất nhiều phong tục tập quán của dân tộc được cố gắng thay đổi theo lối âu hóa. Quan niệm mồng một tết cha, mồng hai tết mẹ, mồng ba tết thầy có nhiều thay đổi. Thường thì ngày mồng một, con cháu trong nhà thường tập chung đi chúc tết những người họ hàng thân thiết, ruột thịt. Mồng hai thì đi chúc tết những người họ hàng xã hơn, thường chỉ gọi là chơi tết! Tụi trẻ con thì mồng hai đã đem lễ đến thăm thầy cô giáo! Từ mồng ba trở đi nhường chỗ cho những chuyến du xuân thưởng ngoạn đó đây, và tụ tập bạn bè cũ, mới.
      Những năm gần đây có phong trào phục cổ. Rất nhiều những phong tục đẹp của dân tộc được hồi sinh mạnh mẽ. Ví dụ như tục xin chữ đầu năm, xây dựng tu bổ đền chùa, miếu mạo để tỏ lòng nhớ ơn những vị anh hùng có công với đất nước. ... Những phong tục ngày tết từ xa xưa dần sống lại trong nhiều gia đình. Thế nhưng thật buồn là có nhiều gia đình đã hiểu sai về câu: Mồng một tết cha, mồng hai tết mẹ, mồng ba tết thầy. Đáng buồn hơn người hiểu lầm đó lại là giáo viên, quản lý. Giống như gia đình anh H, chị H ở xã Liên Mạc, huyện Mê  Linh chẳng hạn. Chẳng biết nghe từ đâu mà hai năm trở lại đây, nhà anh chị này vào ngày mồng một chỉ đi lễ những người họ mạc xa gần bên nội. Ngày mồng hai mới đi lễ họ hàng bên ngoại bao gồm cả mẹ đẻ vợ anh H. Họ nghĩ mồng một tết cha nghĩa là chỉ lễ bên họ nhà cha. Mồng hai tết mẹ thì mới đến lễ bên nhà mẹ. Nếu mẹ vợ không quan trọng đến mức như vậy thì hàng năm họ đi góp tết cho mẹ vợ để làm gì? Mẹ vợ không quan trọng bằng những người họ hàng xa bên nội? Anh H đường đường là một vị hiệu trưởng, chị H thì là giáo viên dạy giỏi cấp thành phố. Lẽ nào họ đang muốn khoe với cả thiên hạ là họ là những người hay chữ? Điều này thật là lực cười!
       Cần phải hiểu cho đúng phong tục ngày tết của dân tộc. Cha mẹ từ ngàn đời nay, và theo phong tục của  mọi dân tộc đều là những người được tôn trọng nhất. Ngày tết, ngày lễ, hoặc khi ốm đau, bệnh tật ta cần đến thăm, chúc tết, chăm lo ... thì mới đúng đạo làm con. Còn những người họ hàng bên nội đi chúc tết ngày mồng một, những người họ hàng bên ngoại đi chúc tết vào ngày mồng hai là không sao cả. Cha, mẹ đâu p[hải là những người họ hàng? Họ là những đấng sinh thành và có công nuôi, công dưỡng ta lớn lên thành người. Cha mẹ hai bên của vợ và chồng là bốn người thân quan trọng nhất. Thật đáng buồn cho những người được coi là đại trí thức lại coi đấng sinh thành là một người họ hàng bên ngoại không quan trọng trong ngày tết?
                                                                   Tác giả: Phạm Thị Hợi
                                                                         

Xem thêm các bài viết


>> Chị Mùa Xuân

>> Tình Yêu Là Gì?

>> Hà Nội Luôn Ở Trong Trái Tim Ta

>> Đầu Năm Đi Lễ Chùa

>> Cách Tự Làm Thịt Hun Khói Ngon Và Bổ Dưỡng

>> Bí Quyết Làm Xúc Xích Hun Khói Ngon

>> Chuyện Tình Cô Đơn

>> Gửi Đến Anh Một Vòng Hoa Trắng

>> Hạnh Phúc Mong Manh

>> Lễ Hội Đền Thờ Hai Bà Trưng Ở Làng Thạch Đà

>> Tình Yêu Thật Tuyệt Vời

>> Lễ Hội Đền Thạch Đà

 >>Mở Khóa Trái Tim

>> Mũ Bảo Hiểm Xe Máy

>> Tình Cũ

>> Tai Nạn Giao Thông

>> Rác Thải Là Chuyện Lớn
>> Chuyện Đổ Rác

No comments:

Post a Comment